Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”

Chủ đề   RSS   
  • #475048 16/11/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”

     Căn cứ pháp lý:

    Điều 594 BLDS 2005: Thực hiện công việc không có uỷ quyền:

    “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.

     Như vậy, các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” là:

    1. Có người có nhu cầu thực hiện công việc. Mặc dù Bộ Luật Dân sự 2005 không thể hiện rõ điều kiện để áp dụng chế định này, nhưng dựa vào quy định tại Điều 594 và các vụ việc xảy ra trên thực tế, chúng ta hiểu rằng, phải có một người có công việc cần thực hiện (nếu không có ai có công việc có nhu cầu được thực hiện thì chế định này không có ý nghĩa). Chính yêu cầu này đã làm xuất hiện thuật ngữ“người có công việc” trong BLDS như tại một số điều luật: Điều 595, Điều 596, Điều 597.

    2. Người khác thực hiện công việc. Với quy định trên, để thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thì phải có một người “thực hiện công việc” của người khác. Trong điều kiện này, Bộ Luật Dân sự không có quy định về năng lực hành vi của người thực hiện công việc không có ủy quyền nên ai cũng có thể là người thực hiện công việc không có ủy quyền.

    3. Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ. Với quy định trên, người thực hiện công việc là người không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận.

    4. Vì lợi ích của người có công việc. Theo định nghĩa trên thì chúng ta chỉ áp dụng chế định đang được nghiên cứu khi người thực hiện công việc tiến hành công việc này “hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện”. Tức là nếu người thực hiện công việc chỉ vì lợi ích của mình hoặc người khác thì không áp dụng chế định này. Yêu cầu này có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là người thực hiện công việc hoàn toàn không có lợi ích trong công việc mà họ thực hiện, và tất cả đều vì lợi ích của người có công việc được thực hiện. Nghĩa thứ hai là việc thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện và không loại trừ khả năng người tiến hành công việc cũng có lợi ích từ việc thực hiện. Nói theo cách khác là chế định nào cũng có thể được áp dụng khi người thực hiện có lợi trong việc thực hiện.

    5. Các điều kiện khác. Ngoài các điều kiện quan trọng trên, việc áp dụng chế định thực hiện công việc không có ủy quyền còn phải đáp ứng điều kiện khác. Giữa người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện không tồn tại một hợp đồng, không có ủy quyền.

     
    7991 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    THANHTRATINHGIALAI (06/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận