Các bên có được thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay không? (Phần 2)

Chủ đề   RSS   
  • #612807 14/06/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Các bên có được thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay không? (Phần 2)

    Bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại được quy định như thế nào? Các bên trong hợp đồng thương mại có được thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại hay không?

    Theo quy định tại các Điều 302, 303, 304 Luật Thương mại 2005 thì chế tài bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại thực tế phát sinh. Chế tài này được áp dụng mặc định mà không cần các bên phải thỏa thuận trước trong hợp đồng, theo đó, khi có thiệt hại phát sinh, bên bị vi phạm chỉ cần chứng minh ba nội dung: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có thiệt hại thực tế phát sinh; và (iii) Mối quan hệ nhân quả giữ hành vi vi phạm và thiệt hại phát sinh thì mặc nhiên áp dụng chế tài này.

    Trong khi đó, thực tiễn hoạt động thương mại (cả Việt Nam và trên thế giới), đồng thời cũng xuất hiện khá phổ biến trong các công trình khoa học pháp lý, “điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính” song song cùng tồn tại với chế tài bồi thường thiệt hại thực tế nói trên.

    “Thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại” hay “bồi thường thiệt hại ước tính” hay “bồi thường thiệt hại ấn định trước” (trong tiếng anh gọi là “liquidated damage”) là một chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bằng tiền (tài sản), được ghi nhận và thừa nhận rộng rãi trong cả hệ thống Thông luật và Dân luật. Thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại là một điều khoản trong hợp đồng mà trong đó các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường thỏa đáng đối với những thiệt hại mà một bên có thể nhận được nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Vậy với các phân tích trước đó, “liquidated damage” có được thừa nhận trong pháp luật thương mại của Việt Nam hay không?

    Xoay quanh nội dung câu hỏi trên, cả về mặt thực tiễn giải quyết tranh chấp và khoa học pháp lý, vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều. Quan điểm dựa trên cách tiếp cận câu chữ pháp luật khẳng định Luật Thương mại Việt Nam chỉ đề cập và thừa nhận bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thực tế mà thôi. Quan điểm khác dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng thì cho rằng thỏa thuận này không trái luật.

    Với quan điểm thứ hai, Điều 11 Luật Thương mại 2005 có quy định:

    “Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

    1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

    2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào”.

    Như vậy, Luật Thương mại 2005 tôn trọng mọi sự thỏa thuận của các bên, miễn thỏa thuận đó không trái luật và đạo đức xã hội thì sẽ đượ chấp thuận. Đồng thời, Điều 294 Luật Thương mại 2005 có khẳng định lần nữa:

    “Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại

    1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

    2. Phạt vi phạm.

    3. Buộc bồi thường thiệt hại.

    4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

    5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    6. Huỷ bỏ hợp đồng.

    7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”.

    Như vậy, rõ ràng pháp luật thương mại Việt Nam cho phép các bên được thỏa thuận áp dụng các biện pháp chế tài khác miễn không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế là được. Nên theo quan điểm của người viết, chế tài “Thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại” hay “bồi thường thiệt hại ước tính” hay “bồi thường thiệt hại ấn định trước”  “liquidated damage”) nên được tiếp cận theo nghĩa rộng nhất và cho thi hành tại Việt Nam.

     
    450 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận