Các bạn giúp mình bài tập Chia thừa kế môn Pháp luật đại cương với, mình sắp thi rồi.

Chủ đề   RSS   
  • #456183 05/06/2017

    ngovietdung98

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Các bạn giúp mình bài tập Chia thừa kế môn Pháp luật đại cương với, mình sắp thi rồi.

    Chào mọi người, mình có tìm hiểu trên mạng thì thấy diễn đàn ở đây chuyên về pháp luật và các bạn đều rất giỏi. Thế nên mình mong các bạn dành ra ít phút xem và giải giúp mình bài tập chia thừa kế này nhé. Vì trong sách nói không rõ lắm và không có nhiều trường hợp nên mình muốn nhờ các bạn giải giúp, mong các bạn giúp mình. Vì chiều mai là mình thi rồi nên các bạn cố gắng giải gấp giúp mình nhé.

    Đề bài: Ông Bình có vợ là bà Minh và 3 người con tên A,C,D. Ngày 21.3.2016 ông Bình bị tai nạn giao thông chết. Được biết tài sản chung của ông Bình và bà Minh là 5 tỷ đồng. Tài sản riêng của ông Bình là 2 tỷ đồng. Anh (chị) hãy giải thích các trường hợp sau:

    a) Gỉa sử ông Bình không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế theo pháp luật? Vì sao? Họ được hưởng bao nhiêu?

    b) Gỉa sử ông Bình để lại di chúc và chia tài sản riêng của ông cho K (người yêu cũ của ông). Vậy ai được hưởng tài sản của ông?

    c) Gỉa sử ông Bình còn bố mẹ và ông để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho người con tên A. Vậy những ai được hưởng tài sản của ông?

    d) Gỉa sử ông Bình để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho ông S là bạn thân của ông và ông Bình ghi trong di chúc rằng: Ông truất quyền thừa kế của bà Minh vợ ông vì lý do ông không yêu bà Minh. Vậy bà Minh có được hưởng tài sản của ông để lại không? Và ai được hưởng, hưởng bao nhiêu?

    Mình xin cảm ơn các bạn trước.

    Cập nhật bởi ngovietdung98 ngày 05/06/2017 05:21:18 CH
     
    25597 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #456194   05/06/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Mình xin giúp bạn như sau, gửi bạn tham khảo:

    Đầu tiên, luật mình áp dụng là luật dân sự 2005.

    a)     Gỉa sử ông Bình không để lại di chúc thì những ai được hưởng thừa kế theo pháp luật? Vì sao? Họ được hưởng bao nhiêu?

    Trả lời:

    ·        Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật là: bà minh và 3 người con là A,C,D

    Vì:

    Căn cứ  “Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…”

    Có thể thấy họ nằm cùng hàng thừa kế thứ nhất.

    · Về chia thừa kế như sau:

    Căn cứ: “Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau….”

    Theo căn cứ trên thì sẽ có 4 người được hửng thừa kế và các phần thừa kế là như nhau:

    Cụ thể như sau:

    -      Với tài sản riêng, mỗi người được hưởng: 2 tỷ/ 4= 500 triệu

    -      Với tài sản chung mỗi người được hưởng: (5 tỷ/2)/4= 625 triệu (tài sản chung chia đôi)

    Như vậy tổng mỗi người sẽ được hưởng 1125 triệu đồng.

     

    b)     Gỉa sử ông Bình để lại di chúc và chia tài sản riêng của ông cho K (người yêu cũ của ông). Vậy ai được hưởng tài sản của ông?

     

    Trả lời: Những người được hưởng di sản bao gồm K, bà minh và rất có thể là A,C,D

    Vì:

    Thứ nhất, người được hưởng di sản chắc chắn là K vì Ông Bình có quyền chỉ định người hưởng di sản thừa kế và việc này cũng không trái quay định pháp luật.

    Thứ hai: Theo quy định tại Điều 669

    “Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

    Theo quy định trên, chắc chắn bà Minh sẽ được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kết theo pháp luật. Ngoài ra cũng có thê xét đến các trường hợp của A,C,D có rơi vào trường hợp chưa thành niên hay không có khả năng lao động không, nếu thỏa mãn những điều quay định trên họ sẽ được hưởng thừa kế.

     

    c)     Gỉa sử ông Bình còn bố mẹ và ông để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho người con tên A. Vậy những ai được hưởng tài sản của ông?

    Trả lời: Cũng căn cứ theo điều 669 trên những người được hưởng di sản là bố, mẹ, bà Minh. Ngoài ra C, D cũng có thể được hưởng nhưng chỉ khi đủ các điều kiện theo quy định trên.

    Về mức hưởng, tại 669 có nói rõ mức hưởng là 2/3 của 1 suất thừa kết theo pháp luật.

     

    d)     Gỉa sử ông Bình để lại di chúc chia toàn bộ tài sản của ông cho ông S là bạn thân của ông và ông Bình ghi trong di chúc rằng: Ông truất quyền thừa kế của bà Minh vợ ông vì lý do ông không yêu bà Minh. Vậy bà Minh có được hưởng tài sản của ông để lại không? Và ai được hưởng, hưởng bao nhiêu?

     

    Trả lời:

    Thứ nhất, Bà Minh vẫn được hửng di sản, vì:

    Căn cứ điều 669 có quy định: những trường hợp không được nhận quy định là:

    “Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    …. trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:…

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

     

    Bên cạnh đó theo quy định tại điều 643

     

    “Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

     

    Có thể thấy bà Minh không rơi vào quy định tài điều 643, vì vậy bà vẫn được hưởng di sản theo điều 669 trường hợp hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

    Thứ hai, về những ai được hưởng ở đây chia ra 02 trường hợp như sau:

    -      C,D đều trên 18, tuổi và có đầy đủ khả năng lao động (điều 669) trường hợp này chỉ có ông S và bà Minh được hưởng cụ thể như sau:

    Số tài sản mà bà minh được hưởng bằng 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật,

    Bằng: 1125 (câu a)/ (2/3)= 750 triệu.

    Số tài sản mà ông S nhận được bằng: tổng số tài sản của ông minh trừ đi phần của bà Minh, cụ thể: 4,5 tỷ-750= 3 tỷ 750 triệu.

    -      C,D thuộc trường hợp điều 669, thì mỗi người sẽ được hưởng như bà Minh và trừ từ phần của ông S.

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 05/06/2017 06:30:57 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    ngovietdung98 (06/06/2017)
  • #456229   06/06/2017

    ngovietdung98
    ngovietdung98

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình xin cảm ơn bạn rất nhiều. Lời giải của bạn rất chi tiết và dễ hiểu. ^^

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngovietdung98 vì bài viết hữu ích
    GHLAW (06/06/2017)