Cá nhân kêu gọi từ thiện thế nào cho đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #591851 29/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cá nhân kêu gọi từ thiện thế nào cho đúng luật?

    Câu chuyện kêu gọi từ thiện vẫn luôn là việc gây tranh cãi rất nhiều mỗi mùa mưa, bão tại miền trung hằng năm. Vừa qua, miền trung Việt Nam đã đối trội với một cơn bão lớn mặt dù đã giảm thiểu rất nhiều thiệt hại do bão suy yếu nhưng những mất mát về của vẫn khá lớn. Qua đó, cần hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức góp sức khắc phục hậu quả.
     
    ca-nhan-keu-goi-tu-thien-the-nap-cho-dung-luat
     
    Tuy nhiên, sau nhiều lùm xùm của các nghệ sĩ, người nổi tiếng kêu gọi từ thiện nên đã có những định kiến không tốt về việc kêu gọi từ thiện từ cá nhân. Vậy để thực hiện việc từ thiện đúng quy định pháp luật thì cá nhân kêu gọi phải làm thế nào?
     
    Cá nhân có được vận động từ thiện?
     
    Không giống với các tổ chức từ thiện hay cơ quan Nhà nước việc huy động quyên góp từ thiện được thực hiện một cách bài bản và chính thống có sự giám sát rõ ràng. Thì đối với cá nhân, để nhận được nhiều sự ủng hộ thông thường người thực hiện phải là người có tiếng nói và nổi tiếng. Cụ thể, Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về việc Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện đối với cá nhân được thực hiện như sau:
     
    Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về các nội dung sau:
     
    - Mục đích vận động quyên góp là gì.
     
    - Phạm vi tiếp nhận và phân phối tài sản quyên góp.
     
    - Phương thức thực hiện.
     
    - Hình thức vận động quyên góp (hiện vật/chuyển khoản).
     
    - Tài khoản tiếp nhận (đối với tiền).
     
    - Địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật).
     
    - Thời gian cam kết phân phối.
     
    - Gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP
     
    UBND cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
     
    Quy trình thực hiện vận động
     
    Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận.
     
    Có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
     
    Cá nhân vận động từ thiện phải mở sổ ghi chép
     
    Đối với cá nhân có các cá nhân có hoạt động xã hội, từ thiện phải thực hiện việc mở sổ ghi chép theo Điều 10 Thông tư 41/2022/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải thực hiện các quy định sau đây:
     
    Phải mở sổ sách để ghi chép các khoản đã tiếp nhận đóng góp tự nguyện; các khoản đã phân phối và sử dụng từ nguồn này để thực hiện từ thiện một cách chính xác, trung thực, đảm bảo công khai, minh bạch.
     
    Việc ghi chép sổ sách phải thực hiện ngay khi bắt đầu thực hiện các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện. 
     
    Số liệu ghi chép phải liên tục theo trình tự thời gian và phản ánh đầy đủ các thông tin theo yêu cầu công khai số liệu. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới của trang sổ. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, nghiêm cấm mọi hành vi tẩy xóa, sửa chữa thông tin số liệu đã ghi chép trên sổ.
     
    Kết thúc đợt vận động từ thiện cá nhân phải thực hiện chốt sổ, theo đó cộng toàn bộ số liệu thu, chi và tính ra số tồn chưa sử dụng để lập báo cáo và công khai số liệu theo quy định của pháp luật. 
     
    Đối với khoản tiếp nhận và sử dụng thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng phải thực hiện đối chiếu số liệu với ngân hàng nơi mở tài khoản định kỳ hàng tháng và đối chiếu khi kết thúc đợt vận động.
     
    Đối với khoản tiếp nhận từ các nhà tài trợ để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện:
     
    (1) Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền:
     
    - Cá nhân người vận động phải mở riêng tài khoản cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng theo quy định, không được nhận tiền tài trợ cho mục đích xã hội, từ thiện vào chung tài khoản sử dụng chi tiêu cá nhân của người vận động.
     
    - Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt: Cá nhân tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mặt nhận tài trợ; trường hợp chưa sử dụng có thể đem gửi vào tài khoản được mở riêng cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng.
     
    - Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng ngoại tệ để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện trong nước: Cá nhân tiếp nhận tài trợ bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và quản lý, sử dụng tiền Việt Nam để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện theo quy định.
     
    - Lãi tiền gửi sau khi trừ đi chi phí thanh toán được bổ sung tăng nguồn tài trợ.
     
    - Lập Sổ tổng hợp ghi chép số liệu.
     
    (2) Trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật:
     
    - Tùy theo điều kiện kho, bãi, khả năng bảo quản, vận chuyển, cá nhân người vận động quyết định việc tiếp nhận các khoản tài trợ bằng hiện vật.
     
    - Khi tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, cá nhân người vận động phải chịu trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời số hiện vật đến các địa chỉ cần hỗ trợ.
     
    - Mở riêng “Sổ tổng hợp số liệu nhận vận động tài trợ bằng hiện vật”, trong đó ghi chép đầy đủ số hiện vật nhận tài trợ bao gồm ngày nhận, tên và địa chỉ người đóng góp, loại hiện vật, số lượng nhận, địa chỉ hỗ trợ chỉ định sẵn (nếu có) theo mẫu số S02CN/XH-TT quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 41/2022/NĐ-CP.
     
    Như vậy, cá nhân hoàn toàn có thể tổ chức thực hiện vận động quyên góp từ thiện, đây là hoạt động nhân văn và giàu ý nghĩa qua đó giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn vượt qua thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, phải lưu ý một số quy định pháp luật về từ thiện, tránh hành vi mượn việc từ thiện để trục lợi bất chính sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật.
     
    1324 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận