Cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #617881 12/11/2024

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11283
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

    Cho tôi hỏi: Việc cá nhân lập tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee,...có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Và khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử thì cần phải nộp những loại thuế gì?

     
    44 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617885   12/11/2024

    nguyenduyphuong68
    nguyenduyphuong68

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Bình Dương
    Tham gia:29/10/2024
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần
    Lawyer

    Cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn, về vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

    1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

    2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."

    Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

    "Điều 79. Hộ kinh doanh

    1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

    2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương."

    Theo đó, bạn sẽ không phải đăng ký kinh doanh nếu thuộc trường Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP hoặc bạn kinh doanh thời vụ có thu nhập thấp. Nếu bạn kinh doanh thường xuyên, cao hơn mức thu nhập thấp mà địa phương bạn quy định thì bạn phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

    Khi anh bán hàng trên các sàn thương mại diện tử như shopee,... thì bạn sẽ nộp thuế TNCN, thuế GTGT theo Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:

    "Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

    ...

    3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế."

    Theo đó, nếu doanh thu của bạn từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì bạn phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.

    Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định:

    "Điều 10. Căn cứ tính thuế

    Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

    1. Doanh thu tính thuế

    Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

    2. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

    a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

    b) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    3. Xác định số thuế phải nộp

    Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

    Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

    Trong đó:

    - Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

    - Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này."

    Căn cứ  Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC thì tỷ lệ thuế tính như sau:

    - Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) sẽ chịu thuế GTGT 1%, thuế TNCN 0,5%.

    -  Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT sẽ nộp thuế TNCN 0,5%, không nộp thuế GTGT."

    Hàng hóa không chịu thuế GTGT là những hàng hóa được quy định tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC).

    Như vậy, khi bạn bán hàng hóa có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì bạn sẽ nộp thuế trên doanh thu với tỷ lệ thuế TNCN 0,5%, thuế GTGT 1% nếu bạn bán mặt hàng có chịu thuế GTGT, không chịu thuế GTGT nếu bạn bán hàng hóa không chịu thuế. 

    Trân trọng! 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: