Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #589718 16/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị xử lý như thế nào?

    Hàng loạt các vụ bắt giữ đồ chơi trẻ em bạo lực cận Tết Trung thu diễn ra. Điều này, không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn là nỗi quan ngại cho xã hội. Kinh doanh đồ chơi trẻ em bạo lực từ các thị trường nhập lậu không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ em mà còn ảnh hưởng đến trật tự thị trường mang đến nhiều tác động tiêu cực cho xã hội.

    Chưa đến một tháng nữa, nước ta sẽ vui mừng chào đón Tết Trung thu. Đây là ngày lễ lớn trong năm đối với trẻ em. Theo đó, nhu cầu mua sắm đồ chơi cho trẻ em cũng tăng cao.

    Tuy nhiên, mặt hàng đồ chơi không được lựa chọn kỹ càng, mặc nguy hiểm cho trẻ em nhưng vì lợi nhuận cao những nhà bán lẻ đã thu gom về số lượng lớn đồ chơi bạo lực hình dao, kiếm, súng,… giá rẻ.

    Vừa qua trên các diễn đàn xuất hiện rất nhiều những chủ hàng rao bán đồ chơi bạo lực cho trẻ em với giá rẻ, đặc biệt là gậy phát sáng hình kiếm. Đây được coi là mặt hàng cấm kinh doanh buôn bán dưới mọi hình thức.

    Không chỉ vậy, khi tìm kiếm trên Google với cụm từ “đồ chơi trẻ em bạo lực” chỉ với 0,57 giây đã cho ra 12.400.000 kết quả.

    Hiện trạng này nên được xử lý nghiêm, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, giáo dục nhân cách của trẻ em, thậm chí việc buôn bán hàng hóa đó còn gây mất trật tự, an ninh xã hội.

    do-choi-bao-luc-tre-em

    Đồ chơi trẻ em bạo lực là gì?

    Theo Mục X Quyết định 88/2000/QĐ-BTM, những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị bị cấm. Cụ thể:

    1. Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng: Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác; súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.

    2. Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác: Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá; giống kiếm, mác, lê, dam găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén…).

    3. Các loại pháo: pháo nổ, pháp hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.

    4. Các loại đồ chơi ảo.

    5. Các loại đồ chơi dưới dạng văn hóa phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.

    6. Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.

    7. Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng, trang thiết bị khác hoặc không đảm bảo an toàn cho trẻ em.

    8. Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, mục đích xấu.

    Hành vi cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực bị xử phạt như thế nào?

    Bên cạnh đó, việc cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực cũng được pháp luật điều chỉnh như sau:

    Căn cứ tại điểm d Khoản 1  Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.

    Hành vi này bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm.

    Hành vi buôn bán đồ chơi nguy hiểm bị xử phạt như thế nào?

    Bên cạnh đó, điểm đ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định, người có hành vi Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm còn có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

    Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

     
    3168 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589743   17/08/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn bạn vì những chia sẻ hữu ích trên. Có thể nói thực trạng kinh doanh/sử dụng những thiết bị, đồ chơi nguy hiểm đang ngày càng đáng báo động và cần được xử lý nghiêm. Sự thiếu hiểu biết hay tâm lý thích những món đồ chơi lạ mắt của phụ huynh/trẻ em sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, có thể nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý hay nguy hiểm hơn là tính mạng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #589746   18/08/2022

    Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị xử lý như thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Việc cấm các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm là hoàn toàn hợp lý bởi những món đồ chơi này tiềm ẩn nguy cơ cao gây tổn thương cho trẻ hoặc người khác cũng như có khả năng tác động tiêu cực đến nhận thức của trẻ em. Không những thế, các loại đồ chơi giá rẻ bán trôi nổi trên thị trường còn ẩn chứa hóa chất độc hại. Nếu tiếp xúc với chúng về lâu về dài thì cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và dễ mắc nhiều loại bệnh.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #603075   06/06/2023

    huuantb
    huuantb

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:06/06/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị xử lý như thế nào?

    Hành vi buôn bán đồ chơi nguy hiểm bị xử phạt như thế nào?

    Bên cạnh đó, điểm đ Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định, người có hành vi Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm còn có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

    Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Hành vi mua bán đồ chơi nguy hiểm nhưng lại áp dụng điểm đ, khoản 3, điều 11, nghị định 144 xử lý về hành vi tàng trữ vận chuyển trái phép đồ chơi nguy hiểm để xử lý. Luật sư có thể giải thích rõ vấn đề này không?

     
    Báo quản trị |