Đối với trường hợp bạn chia sẻ, mình xin chia sẻ một số quan điểm như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì hai đơn vị đang thỏa thuận 2 hợp đồng khác nhau, hợp đồng thứ nhất có thời hạn từ 01/06/2017 đến 31/05/2020 và hợp đồng thứ hai có thời hạn từ 01/05/2020 đến 30/04/2023. Hợp đồng thứ nhất, đơn vị đã tiến hành thanh lý vào ngày 01/05/2020, tiền đặt cọc là 300 triệu và trong hợp đồng đặt cọc nêu rõ lúc nào kết thúc hợp đồng bên B hoàn lại tiền đặt cọc cho A. Căn cứ vào thông tin trên thì:
- Hợp đồng thứ nhất đã được thanh lý vào ngày 01/05/2020. Do đó, các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thứ nhất sẽ chấm dứt thực hiện (gồm đơn giá 50 triệu). Hợp đồng thứ nhất sẽ tách biệt với hợp đồng thứ hai chứ không có trùng hai hợp đồng trong khoản thời gian tháng 5.
- Bên B đang cung cấp dịch vụ cho thuê xe cho bên A. Đơn giá thuê xe pháp luật hiện hành không quy định đơn giá cụ thể. Do đó, việc đơn giá khác nhau giữa hai hợp đồng không có quy định nào hạn chế cả. Các bên tùy vào nhu cầu, mục đích, khả năng của mình để có thể thỏa thuận đơn giá thuê xe.
- Đối với nội dung bù trừ 300 triệu vào tiền thuê đối với hợp đồng thứ hai thì thỏa thuận này pháp luật không hạn chế và hai bên có thể thực hiện. Cụ thể, khoản tiền 300 triệu này là khoản tiền đặt cọc của hợp đồng thứ nhất. Khi hợp đồng thứ nhất được thanh lý, bên A hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đặt cọc thì bên A sẽ nhận lại được khoản tiền 300 triệu đã đặt cọc này. Tuy nhiên, thông qua thỏa thuận tại hợp đồng thứ hai, thay vì chuyển 300 triệu lại cho A thì A và B thỏa thuận sử dụng 300 triệu này sẽ là một "KHOẢN THANH TOÁN TRƯỚC", trừ dần vào tiền thuê xe các tháng đầu của hợp đồng thứ 2. Vì vậy, thỏa thuận tại hợp đồng thứ hai có thể thực hiện bình thường.