Bốn đề xuất liên quan sổ hộ khẩu, tạm trú của Bộ Công an

Chủ đề   RSS   
  • #506374 31/10/2018

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 86 lần


    Bốn đề xuất liên quan sổ hộ khẩu, tạm trú của Bộ Công an

    Những ngày gần đây, vấn đề liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu đang được dư luận hết sức quan tâm bởi từ trước đến nay sổ hộ khẩu được sử dụng trong việc thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính. Vậy khi bỏ sổ hộ khẩu thì biện pháp thay thế sổ hộ khẩu là gì? Có thuận lợi hơn so với việc sử dụng sổ hộ khẩu như trước đây?

    Vừa qua, Bộ công an đã đưa ra 4 đề xuất liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu. Cụ thể:

    1. Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy:

    Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) công bố cuối tháng 10, Bộ Công an đề xuất bỏ hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu giấy.
     
    Đại diện Bộ Công an cho rằng, bỏ hộ khẩu giấy là bỏ cách quản lý cư trú bằng quyển sổ lạc hậu để chuyển sang quản lý bằng phương pháp hiện đại thông qua công nghệ, mã số định danh cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Người dân vẫn phải đăng ký, thường trú, tạm trú bình thường, tuy nhiên các công đoạn sẽ nhanh chóng và không còn nhiều thủ tục rườm rà.
     
    Theo Bộ Công an, hiện công dân khi đi giao dịch phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe..., thậm chí học sinh phải có giấy khai sinh... Điều đó gây rườm rà, nhũng nhiễu, thậm chí tham nhũng và lãng phí thời gian, tiền bạc của công dân.
     
    2. Bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hộ khẩu, tạm trú:
     
    Cùng đề xuất với việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy, Bộ Công an cũng đề xuất bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hai loại sổ này.
     
    Cụ thể, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ các thủ tục: tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.
     
    3. Đề xuất rút ngắn quy trình đăng ký cư trú
     
    Bộ công an cũng đưa ra đề xuất rút ngắn đăng ký cư trú xuống còn 4 bước:
    - tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú
    - xác minh thông tin cá nhân đề nghị đăng ký cư trú trên cơ sở cập nhật, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
    trả kết quả đăng ký cư trú; 
    cập nhật thông tin cá nhân đã được giải quyết đăng ký cư trú vào Cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư.
     
    4. Cấp quyền làm hộ khẩu cho công an xã, phường
     
    Theo Bộ công an thì để thuận lợi cho người dân và giảm bớt gánh nặng cho công an quận, huyện ở các thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Công an tiếp tục đề xuất tăng thêm quyền, cụ thể là giao quyền làm sổ hộ khẩu cho trưởng Công an phường, xã, trị trấn.
     
    Theo như trình bày của Bộ công an thì nếu thực hiện được các đề xuất ở trên thì mỗi năm có thể tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Đây là một điểm mà chúng ta cần phải suy nghĩ khi đưa ra quyết định nên hay không nên bỏ sổ hộ khẩu.
     
    Các bạn có ý kiến như thế nào về các vấn đề trên? Cùng đóng góp ý kiến nào?
     
    Nguồn: Vnexpress
     
     
     
    1077 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506402   31/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Theo mình thì bỏ luôn đi cho khỏe, đã làm thẻ căn cước công dân rồi thì tích hợp vô đó luôn đi, quẹt một cái biết hết mọi thông tin. Chứ cái sổ giờ chỉ dùng để xác định nơi thường trú mà mỗi lần làm giấy tờ phải đi chứng thực mất thời gian, tiền bạc,...

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |