Bơm tạp chất vào hải sản để kinh doanh, xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #512385 16/01/2019

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Bơm tạp chất vào hải sản để kinh doanh, xử lý như thế nào?

    Loại hải sản được các người dân, thương lái kinh doanh thường dùng tạp chất để bơm vào dễ bán ra với mức giá cao đó là tôm. Bơm tạp chất vào tôm trước khi bán ra thị trường là hoạt động đã diễn ra nhiều năm nay. Tình trạng này không hề có dấu hiệu suy giảm mà có xu hướng ngày càng tăng, đi kèm là những thủ đoạn tinh vi hơn.

    Mục đích của việc bơm tạp chất vào tôm là làm tăng trọng lượng và “làm đẹp” cho tôm nhằm thu lợi bất chính. Chính vì hám lợi, nhiều chủ cơ sở kinh doanh tôm đã không ngại bơm tạp chất vào tôm và bán cho người tiêu dùng. Theo đó, khi ăn phải loại tôm có bơm tạp chất, người ăn có nguy cơ bị ngộ độc và mắc một số chứng bệnh như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ... Do đó, đây là một hành động đáng bị lên án.

    Về mặt pháp lý, bơm tạp chất vào tôm là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả mà người thực hiện hành vi bơm tạp chất vào tôm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
     
    Cụ thể, Khoản 5 Điều 16 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có quy định phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất. 
     
    Bên cạnh đó, để ngăn chặn triệt để hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất trên phạm vi cả nước, ngày 13/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2419/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.
     

    Hành vi bơm tạp chất cấm vào tôm là hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người thực hiện hành vi này hiện nay có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

    Đưa tạp chất vào tôm là một hành vi gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người khác và gây thiệt hại không nhỏ đến ngành nuôi thủy sản Việt Nam. Để hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng bơm tạp chất vào tôm nói riêng và thủy sản nói chung, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi này.

     

     
    1983 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512387   16/01/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình thấy những hành vi như thế này cần phaiar xử lý thật nặng để còn răn đe, giáo dục đối với những người khác nữa, Không thể vì một chút lợi nhuận nhỏ nhoi trước mắt đó mà làm hại đến bao nhiêu gia đình được. Riết rồi thực sự chả biết ăn gì luôn…thật đáng sợ

     
    Báo quản trị |  
  • #512389   16/01/2019

    TLCORP365
    TLCORP365

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bơm hóa chất vào như vậy thì làm sao mà ăn được vậy trời haizzzzzza thật là thất đức quá mà.

     
    Báo quản trị |