'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận

Chủ đề   RSS   
  • #574824 28/08/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận

    Xử lý hành vi

    Xử lý hành vi "bom" hàng mùa dịch - Minh họa

    Trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cơ quan chức năng đi chợ giúp người dân thì một phường tại quận Tân Phú (TP HCM) lại bị "bom hàng" tới 30 đơn khiến dư luận bức xúc.

    Nhằm tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội, chính quyền các địa phương tại TP HCM đã tổ chức thực hiện việc đi chợ giúp người dân.

    Đây là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện trong thực tế còn gặp một số khó khăn, mới đây nhất là tình trạng trong ngày 27-8, một phường ở quận Tân Phú (TP HCM) đã bị "bom hàng" 30 đơn.

    Từ vụ việc này, vấn đề pháp lý được đặt ra đó là hành vi "bom hàng" có vi phạm pháp luật và có bị xử lý hay không?

    Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có bất cứ thuật ngữ hay quy định nào về việc "bom hàng". Tuy nhiên, có thể hiểu đây là việc bên bán hàng và bên mua hàng tự mình hoặc thông qua bên thứ ba (trường hợp này là đại diện địa phương) thỏa thuận, xác lập thành công việc mua hàng. Nhưng khi thực hiện việc giao, nhận hàng và thanh toán thì bên đặt hàng không thực hiện giao dịch đó (cố tình không nghe điện thoại, hoặc từ chối không nhận hàng).

    Thứ hai, căn cứ quy định tại Điều 116, 119, Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này, giao dịch giao đặt hàng được xem là việc các bên đã xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

    Theo đó, khi hợp đồng được xác lập, mỗi bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giao đặt hàng, cụ thể với bên mua là phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua. Nếu không thực hiện thì vi phạm thỏa thuận của hai bên và quy định của pháp luật dân sự.

    Trách nhiệm pháp lý phải chịu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra trong trường hợp người bị bom hàng tiến hành khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nói cách khác, nếu người bị bom hàng không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người bom hàng đối với người bị bom hàng không được đặt ra.

    Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, các văn bản hướng dẫn xử lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý do vi phạm các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng chưa có bất cứ chế tài nào xử lý hành chính nào đối với người bom hàng. Mặt khác, vì đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy kết trách nhiệm hình sự.

    Khi pháp luật chưa có chế tài hành chính hay hình sự, thì việc giải quyết những vấn đề như trên chỉ dừng lại ở góc độ pháp luật dân sự.

    Việc này chỉ được thực hiện theo nguyện vọng của chủ thể bị bom hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp thì việc yêu cầu bồi thường dân sự hầu như không xảy ra, cho nên không có ý nghĩa chấn chỉnh ý thức và thái độ của một phận người dân.

    Do vậy, giải pháp tối ưu nhất cần làm là chính quyền từng địa phương cần tăng cường động viên, vận động người dân tuân thủ, đồng lòng phối hợp, thực hiện đúng các quy định, chỉ đạo của cơ quan ban ngành, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chỉ đặt hàng thử", "đặt cho vui".

    Đối với mô hình đi chợ giúp người dân, có thể tăng cường rà soát đơn hàng, xác nhận lại với người đặt mua hàng cụ thể về việc có mua hàng hay không? Trường hợp không nhận hàng phải có lý do chính đáng. Việc "bom hàng" trong thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng, đi lại khó khăn là điều khó chấp nhận, do đó mỗi người dân cần ý thức việc làm của mình để tránh ảnh hưởng công việc chung.

    Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM)

    Nguồn: Báo NLĐ

     
    986 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574839   28/08/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận

    Cảm ơn bài viết của bạn,
    Cả thành phố, cả nước phải căng mình chống dịch, vậy mà có những người có những người vô ý thức hành vi này nên có chế tài thật nghiêm thì mới chấm dứt hành vi đùa cợt này, phạt nặng để răn đe, rất bất bình và khó chịu với hành vi cho thấy ý thức quá kém này, nói không quá với hành vi boom hàng trên có thể xem là có chủ ý phá hoại, phá rối.
     
    Báo quản trị |  
  • #574847   29/08/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận

    Bài viết rất hữu ích khi phân tích rõ về trách nhiệm của người bom hàng và người bị bom hàng. Thật sự chính quyền bị bom hàng thì rất kho có khả năng khởi kiện yêu cầu người bom hàng. Những người bom hàng thất thiếu ý thức, trong khi còn nhiều người cần mua hàng nhưng chỉ vì những người thiếu ý thức này mà dẫn đến người cần lại không có. 
     
    Báo quản trị |  
  • #575005   30/08/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Việc bom hàng trong ngày bình thường đã là không thể chấp nhận được chứ đừng nói thời buổi dịch bệnh như bây giờ. Khi nhà nước đã tạo điều kiện để người dân được những cán bộ chiến sĩ mua hàng giùm thay vì phải đi tận nơi, vậy mà cũng có những người chỉ muốn đặt cho vui. Theo thống kê thì đến ngày 28/8/2021, 8/11 phường trên toàn quận Tân Phú  xảy ra tình trạng bom hàng với lí do nhiều người tò mò “đặt thử” xem có ai nhận đơn hay không. Đến khi những chiến sĩ đến giao hàng gọi điện những người này không nghe máy hoặc dùng số điện thoại khác. Thử tưởng tượng cảm giác lặn lội mưa gió để đi mua đồ cho người dân cuối cùng phải mang hàng trở về, vừa mất tiền mà vừa mất công. Có người cho rằng vì lâu nay chính quyền địa phương chưa làm người dân tin tưởng nên giờ người dân phải kiểm tra xem thông tin về việc đi chợ thay đó có chính xác hay không. Những người đưa ra lí do này chỉ nhằm ngụy biện và thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà thôi. Chính sách hỗ trợ người dân đi chợ thay đã được nhà nước triển khai đến từng khu phố, quy định trong văn bản pháp luật thì không có lí do gì để thử cả. Trong thời buổi dịch bệnh phức tạp như này là lúc mọi người cùng nhau chống dịch, nên chỉ mong sau này mọi người tự ý thức được và không còn xảy ra tình trạng như vậy nữa.

    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 30/08/2021 09:26:44 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #575136   31/08/2021

    'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận

    Với tình hình giãn cách kéo dài hiện nay ở TP HCM, có nhiều người dân đang rất cần thực phẩm để dùng vì đã sử dụng hết lương thực dữ trữ vậy nên cần trân trọng những người mua hàng giúp mình và cũng xin đừng “đùa” với sự tận tụy của những người đang tham gia phòng, chống dịch.

     

     
    Báo quản trị |