Hiện nay sắp đến mùa mưa, các con phố và các tuyến đường trong thành phố dễ là nơi sẽ ngập lụt khi mưa bão hoặc triều cường. Hiện tượng này một phần cũng vì rác thải ngập tràn các con đường và gây tắc nghẽn hệ thống cống rãnh. Có các con đường vừa dọn rác xong tuy nhiên, không lâu sau, người đi đường lại xả rác ngay chỗ vừa được dọn.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều tuyến đường bị biến thành nơi tập kết rác tự phát. Đặc biệt trên một số đường như Hùng Vương (quận 10), Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), Cách Mạng Tháng Tám, Võ Văn Tần (quận 3), rác thải ứ đọng, che lấp các miệng cống làm mất tác dụng thoát nước khi mưa lớn, từ đó xuất hiện tình trạng ngập lụt. TP đang phát triển quá nhanh nên rác thải ngày càng nhiều, nhu cầu xử lý rác cũng tăng cao. Trung bình một ngày TP.HCM thu gom và xử lý khoảng 10.334 tấn rác, nhưng Giám đốc Sở TNMT cho biết trên thực tế, mỗi ngày TP.HCM chỉ thu gom được khoảng 8.000-8.500 tấn. Bãi rác ngay nhà chờ xe buýt vừa được dọn sạch, nhiều người lại đem rác đến vứt chỗ cũ.
Người nước ngoài đến Việt Nam đều kinh ngạc về rác. Các bạn có thể thấy rất nhiều những sự kiện, chương trình của người phương Tây nhằm cải thiện ý thức về rác ở đây, nhưng hiệu quả vẫn rất thấp. Mọi người xem tin tức đó xong, tiện tay vẫn vứt rác ra đường, tiếp tục chu kỳ xấu.
Nhưng giờ, nhiều chung cư liên tiếp được xây dựng, dân cư ngày một đông lên. Và rác sẽ là một vấn đề lớn. Tôi thấy nó rất dễ giải quyết, tôi rất hay nhặt rác cho dù nó không phải của mình, đường mình. Tôi thấy nhiều người bỏ rác bừa bãi, hay mặc kệ vì "đây không phải là rác của tôi", nhưng cứ với thái độ này, thì sắp tới cả Sài Gòn sẽ chết đuối trong rác.
Rõ ràng thái độ xuề xòa "thông cảm đi", "kệ đi mà" hay "biện minh" là lý do khiến Sài Gòn trở thành thành phố bẩn nhất. Suốt nhiều năm, họ vẫn nói với người nước ngoài rằng "thông cảm đi vì người Việt Nam chưa có ý thức về rác". Mình mà cứ thông cảm mãi và im lặng thì tương lai sẽ thế nào? Mong mọi người hiểu ra vấn đề thì giải quyết nó, không thể cứ ngồi ở quán cà phê và phẩy tay "thôi, khó quá, cho qua" nữa.
Theo nghị định
155/2016/NĐ-CP, Chính phủ tăng mức phạt đối với một loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng.
Hành vi vứt, thải, bỏ rác sinh hoạt không đúng nơi quy định bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Mức phạt tiền 5-7 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi vứt, thải rác sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị và hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.
Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền 1-3 triệu đồng (quy định cũ chỉ phạt 200.000 đến 300.000 đồng).