Bồi thường chi phí đào tạo khi tự ý nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #484468 06/02/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo khi tự ý nghỉ việc

    Mình có một trường hợp như thế này: Công ty có suất cho người lao động đi huấn luyện tại Nhật Bản, hiện tại người lao động  đã đi Nhật về rồi nhưng hiện tại chức vụ của người lao động là Phó Phòng bảo trì.Sau khi người lao động đi huấn luyện tại Nhật đã về rồi, nhưng trong bản cam kết giữa người lao động và công ty có ghi về vị trí làm việc và mức lương không thay đổi. Nếu có thay đổi thì có sự thỏa thuận giữa 2 bên.

    Nhưng khi người lao động  đi huấn luyện về thì công ty đã cách chức xuống làm nhân viên thôi, trong khi đó người lao động  kí bản cam kết phục vụ cho công ty là 3 năm với tổng số tiền: 37 triệu nhưng người lao động không có vi phạm những điều khoản trong phạm vi của bản cam kết.

    Nếu trong thời gian này người lao động có thể viết đơn xin thôi việc được không và người lao động có bồi thường tổng số tiền mà công ty đã chi trả trong thời gian đi huấn luyện tại Nhật không?

    Theo mình được biết, việc công ty cách chức của người lao động trong thời gian đi đào tạo là trái quy định pháp luật vì:


    - Vi phạm cam kết theo hợp đồng đào tạo;

    - Vi phạm Điều 35 Bộ luật lao động 2012: vì đây là hành vi tự ý thay đổi hợp đồng lao động đã thỏa thuận

    "Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

    1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

    2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."

    Bên cạnh đó, "cách chức" là một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động, nếu người lao động không hề vi phạm nội quy lao động mà công ty cách chức là trái quy định.

    Thứ hai, tuy công ty vi phạm như đã phân tích ở trên, tuy nhiên người lao động không tự ý chấm dứt hợp đồng lao động, vì sẽ vi phạm cam kết về thời gian làm việc sau đào tạo. Nghĩa vụ của người lao động và nghĩa vụ của công ty tách bạch nhau. Nếu người lao động tự ý chấm dứt thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo. Trừ khi 2 bên thỏa thuận được với nhau.

    Do đó, người lao động có thể tham khảo 2 hướng sau:

    - Trao đổi trực tiếp với công ty về việc "cách chức", nếu công ty không khôi phục vị trí công việc người lao động có thể khiếu nại lên phòng lao động đề nghị giải quyết;

    - Nếu không muốn làm việc tại công ty, và công ty cũng đồng y thì 2 bên ký biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và không bồi thường chi phí đào tạo (đây là căn cứ để tránh phát sinh tranh chấp về sau).

     
    3246 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (06/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #484478   06/02/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    ở  đây đúng là phát sinh từ hai phía, vì không rõ cụ thể trong hợp đồng hai bên đã ký kết nhưng mình cũng có những quan điểm đồng ý với chủ thớt về vấn đề này, bởi đúng như hợp đồng thì công ty phải có trách nhiệm bố trí công việc như trước khi đi Nhật cho lao động đó, tuy nhiên khi về thì chỉ được làm nhân viên thif không giống với những gì đã thỏa thuận. Mặc dù về phần lương thì không bàn  đến nhưng nó cũng quan trọng, cần xem xét đển yếu tố đó.

    Người lao động nên thỏa thuận lại với người lao động và trường hợp này nếu khồng thống nhất được thì hai bên nên tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #484498   06/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Trong trường hợp này, mình thấy công ty đã vi phạm quy định về điều khoản thoả thuận, sau khi đi đào tạo về thì vị trí công việc của bạn đã thay đổi. Cho nên người lao động trong trường hợp này có thể hỏi lại người sử dụng lao động về vấn đề chức vụ bị hạ xuống. Hoặc không người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần tuân theo thời hạn báo trước theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

     
    Báo quản trị |