Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”

Chủ đề   RSS   
  • #605654 25/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2148)
    Số điểm: 75050
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”

    Ngày 22/9/2023, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. 

    Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.

    Cụ thể, tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác.  Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi mắc bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”) ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương, đã tử vong ngày 19/9 dù đã được tích cực điều trị.

    Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” là bệnh gì?

    Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. 

    Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. 

    Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

    Bệnh có biểu hiện gì và biện pháp phòng tránh?

    Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

    Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp dự phòng chủ yếu như sau:

    - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.

    - Vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.

    - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

    - Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

    - Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

    - Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

    - Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

    Theo Chính phủ

     
    1179 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận