Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân

Chủ đề   RSS   
  • #612261 01/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1168)
    Số điểm: 19978
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 399 lần
    SMod

    Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân

    Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, sửa đổi, bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC nổi bật đề xuất số định danh cá nhân sẽ được lấy làm mã số thuế.

    Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân

    Ngay tại Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 đã quy định bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

    Số định danh cá nhân được cấp theo quy định của pháp luật về căn cước công dân là mã số thuế của cá nhân, đại diện hộ gia đình theo quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, gồm:

    - Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).

    - Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân .

    - Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

    Như vậy, nếu dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 được thông qua, số định danh cá nhân (số căn cước công dân, số thẻ căn cước theo Luật Căn cước 2023) sẽ có thể được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế.

    Còn theo quy định hiện nay, khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

    Theo đó, quy định hiện hành thì mã số thuế là một dãy số được cấp bởi cơ quan thuế.

    Xem thêm:

    Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf

    Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế

    Số định danh cá nhân sẽ bắt đầu thay thế mã số thuế khi nào?

    Theo khoản 2, khoản 2, khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 quy định như sau:

    - Người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cấp cho đến khi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế.

    - Cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế đã được cấp khi:

    + Người nộp thuế thực hiện đăng ký thay đổi thông tin giấy tờ của cá nhân sang số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024)

    + Hoặc cơ quan thuế tự động chuyển đổi mã số thuế đã cấp sang số định danh cá nhân để sử dụng thay cho mã số thuế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024.

    - Kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được Thông báo cá nhân sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế, người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế khi thực hiện các thủ tục về thuế, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung nghĩa vụ thuế phát sinh theo mã số thuế đã cấp trước đó.

    Đồng thời, cơ quan thuế theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của người nộp thuế, dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc bằng số định danh cá nhân.

    Như vậy, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình vẫn sẽ tiếp tục sử dụng mã số thuế được cơ quan thuế cấp. Việc sử dụng mã số thuế là số định danh cá nhân sẽ chỉ bắt đầu từ thời điểm được cơ quan thuế thông báo.

    Trong đó, để được cơ quan thuế thông báo sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế sẽ có 2 trường hợp. Một là người nộp thuế tự đăng ký thay đổi, hai là cơ quan thuế tự động chuyển đổi.

    Những đối tượng nào phải tự đăng ký thay đổi với cơ quan thuế?

    Theo khoản 2 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, có 13 nhóm đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:

    1) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

    2) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; 

    Tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 

    Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

    3) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).

    4) Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; 

    Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; 

    Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác).

    5) Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài).

    6) Nhà cung cấp ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là cá nhân không cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài).

    7) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); 

    Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay.

    8) Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí.

    9) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh, bao gồm cả: 

    - Cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số;

    - Cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế).

    10) Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).

    11) Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

    12) Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu.

    13) Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

    Xem thêm:

    Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf

    Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế

     
    212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận