Quy định mới của Bộ Tài chính chỉ công nhận 11 loại phụ phí vận tải biển được tính vào giá cước
Mục đích của sự phân biệt này là để thu thuế cho chính xác, bởi vì trước khi có văn bản này, quy định của pháp luật Việt Nam về cước vận tải và phí không rõ ràng.
Luật thuế quy định mức thuế suất thuế nhà thầu đối với cước vận tải biển như sau: 0% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 2% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trên doanh thu; dịch vụ khác là 10% thuế GTGT và 5% thuế TNDN trên doanh thu. Các nhà thầu thường kê khai phụ phí là cước vận tải để né thuế.
Bộ Tài chính đã ra quy định rõ rằng chỉ có 11 loại phụ thu được coi là giá cước dịch vụ vận chuyển bằng đường biển, bao gồm:
- phụ thu mất cân bằng container,
- phụ thu dịch vụ xếp dỡ container,
- phụ thu xăng dầu,
- phụ thu theo giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển,
- phụ thu biến động tỉ giá tiền tệ,
- phụ thu tắc nghẽn cảng,
- phụ thu mùa cao điểm,
- phụ thu vận tải mùa đông,
- phụ thu thời tiết xấu,
- phụ thu rủi ro khẩn cấp, và
- phụ thu rủi ro chiến tranh.
Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh: Các khoản phụ thu được tính vào giá, tức là thuế suất 0% GTGT và 2% thuế TNDN cũng chỉ được tính khi người thanh toán giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (người có quyền thuê tàu xuất CIF, nhập FOB). Các trường hợp không phải hình thức xuất nhập khẩu nói trên thì không được hưởng thuế 0%.
Với quy định này, sẽ có 57 phụ phí mà các hãng tàu thường áp dụng cho nhà xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ phải tính là dịch vụ khác và phải chịu thuế 10% GTGT và 5% thuế TNDN
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !