Bổ sung tài sản thế chấp: Cần xóa đăng ký cũ?

Chủ đề   RSS   
  • #612126 30/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1001)
    Số điểm: 16054
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 336 lần


    Bổ sung tài sản thế chấp: Cần xóa đăng ký cũ?

    Khi thế chấp tài sản, bên thế chấp phải đăng ký biện pháp bảo đảm cho tài sản thế chấp đó. Vậy khi bổ sung thêm tài sản thế chấp có phải xóa đăng ký thế chấp trước đó không?

    (1) Đăng ký thế chấp là gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP giải thích, “Đăng ký biện pháp bảo đảm” là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).

    Khi muốn thế chấp tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thì phải đăng ký cho tài sản được đem ra thế chấp đó (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP).

    Như vậy, đăng ký thế chấp có thể hiểu chính là việc đăng ký biện pháp bảo đảm cho tài sản để được thế chấp tài sản đó nhằm thực hiện một nghĩa vụ, thông thường là nghĩa vụ trả nợ.

    Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điểm xóa đăng ký.

    (2) Bổ sung tài sản đang thế chấp phải xóa đăng ký thế chấp trước đó?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, có 13 trường hợp được xóa đăng ký, bao gồm:

    1- Theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm

    2- Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt

    3- Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký

    4- Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm

    5- Tài sản bảo đảm không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.

    6- Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

    7- Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

    8- Tài sản bảo đảm là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;

    9- Tài sản bảo đảm là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;

    10- Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;

    11- Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật

    12- Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký

    13- Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    Trong 13 trường hợp trên, không có trường hợp quy định về việc xóa đăng ký khi bổ sung tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Do đó, bổ sung tài sản đang thế chấp không phải xóa đăng ký thế chấp trước đó.

    (3) Quy định về đăng ký thay đổi khi bổ sung tài sản đang thế chấp

    Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này.

    Bên cạnh đó, nếu trường hợp bổ sung tài sản mới mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật mà người yêu cầu đăng ký có đề nghị được đăng ký biện pháp bảo đảm mới thay cho việc đăng ký thay đổi thì cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký theo yêu cầu.

    Ngoài ra, cơ quan đăng ký, cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền không được yêu cầu đăng ký thay đổi hoặc yêu cầu xóa đăng ký đối với nội dung đã được đăng ký không thuộc phạm vi đăng ký thay đổi theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    Như vậy, tổng kết lại, trường hợp bổ sung tài sản đang thế chấp thì không phải xóa đăng ký thế chấp trước đó mà chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký thay đổi mà thôi.

     
    301 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận