Bổ sung nội dung di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #589091 31/07/2022

    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Bổ sung nội dung di chúc

    Tình huống đặt ra: Tôi có người cô đã lập di chúc có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện tại vì các con đang ở nước ngoài, sợ có việc gì không hay xảy ra sau này mà các con lại không về kịp nên cô muốn sau khi cô mất, giao cho tôi quản lý di sản trước. Như vậy thì có thực hiện được không?

    Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có các quyền như sau:

    - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

    - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

    - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

    - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; và

    - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    Theo đó, người lập di chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản nên trong trường hợp này, người cô của Anh có thể bổ sung thêm vào nội dung của di chúc đã lập rằng chỉ định Anh là người quản lý di sản sau khi cô mất theo quy định tại Điều 640 Bộ luật này, cụ thể:

    (1) Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

    (2) Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

    (3) Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

    Thêm vào đó, việc chứng thực bổ sung di chúc cũng được nêu rõ tại Điều 38 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

    Điều 38. Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

    1. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

    2. Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào; cơ quan đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.”

    Ngoài ra, để biết cụ thể thủ tục chứng thực di chúc được thực hiện như thế nào, Anh có thể xem chi tiết tại Điều 23 Thông tư 01/2020/TT-BTP Anh nhé.

     
    1002 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593564   01/11/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Bổ sung nội dung di chúc

    Cảm ơn những chia sẻ từ bạn. Việc pháp luật cho phép người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập trước đó vào bất cứ lúc nào là một quy định hợp lý bởi lẽ trong quá trình sinh sống sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề làm cho quyết định của người lập di chúc sẽ thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #593623   03/11/2022

    Bổ sung nội dung di chúc

    Cảm ơn những chia sẻ từ bạn. Việc pháp luật cho phép người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập trước đó và cần thực hiện công chứng chứng thực thì văn bản di chúc mới sẽ có hiệu lực.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594075   23/11/2022

    Bổ sung nội dung di chúc

    Cảm ơn chia sẻ đầy bổ ích của tác giả. Việc người lập di chúc tự sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc là hợp tình hợp lý. Vì bản chất di chúc là ý chí của người lập di chúc nên muốn sửa đổi như thế nào thì tùy thuộc vào họ. Và nếu muốn bản di chúc có hiệu lực thì cần công chứng chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #595820   26/12/2022

    Bổ sung nội dung di chúc

    Chào bạn, cám ơn bạn vì bài viết chia sẻ, mình xin bổ sung, góp ý thêm một số điều như sau:

    Căn cứ Điều 616, 617, 618 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Điều 616. Người quản lý di sản

    1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

    2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

    3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

    Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

    1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

    a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

    c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

    d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

    đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

    2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

    a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

    b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

    c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

    d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

    Điều 618. Quyền của người quản lý di sản

    1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

    a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

    b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

    c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

    2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

    a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

    b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

    c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

    3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”

    Như vậy, trong trường hợp cô cùa bạn muốn bạn quản lý tài sản sau khi cô chết trước khi chia di chúc thì bạn sẽ có một số quyền và nghĩa vụ đối với di sản theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)
  • #595959   27/12/2022

    anuyan0862
    anuyan0862
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:05/12/2022
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 2760
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần


    Bổ sung nội dung di chúc

    Cảm ơn các chia sẻ hữu ích của tác giả, qua bài viết người đọc có thể hiểu được  pháp luật cho phép người lập di chúc được quyền sửa đổi di chúc cho phù hợp với tâm nguyện của bản thân, và di chúc mới là di chúc có giá trị áp dụng cuối cùng đối với tài sản mà người lập di chúc để lại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #595984   27/12/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Bổ sung nội dung di chúc

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Lập di chúc là việc tự do ý chí của người lập di chúc. Vì vậy họ có quyền thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập trước đó vào bất cứ lúc nào. Trong trường hợp lập di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc cần chứng thực di chúc.
     
     
    Báo quản trị |