Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Không còn chỗ cho người sáng tạo nội dung bẩn

Chủ đề   RSS   
  • #576923 06/11/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Không còn chỗ cho người sáng tạo nội dung bẩn

    Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Dự thảo Quyết định ban hành bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trong đó đưa ra các nguyên tắc xử sự chung cho 5 nhóm đối tượng gồm trẻ em; phụ huynh, giáo viên, người chăm sóc trẻ; người dùng Internet; Đơn vị truyền thông, người tạo nội dung trên Internet và các nhà mạng.

    Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên không gian mạng - Minh họa

    Bộ quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên không gian mạng - Minh họa

    Trong đó, một số thuật ngữ liên quan tới trẻ em trên không gian mạng được định rõ:

    - Rủi ro trên không gian mạng là những yếu tố trên không gian mạng (như thông tin, người dùng mạng hoặc các yếu tố khác) có khả năng tác động, gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, quyền riêng tư của trẻ em khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.

    - Nội dung độc hại cho trẻ em là những thông tin trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức xã hội, trực tiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư, hay sự phát triển của trẻ em.

    - Xâm hại trẻ em trên không gian mạng là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư của trẻ em được thực hiện thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nối mạng bao gồm:

    - Đánh cắp thông tin cá nhân của trẻ em; đăng tải thông tin cá nhân của trẻ em mà chưa được sự đồng ý của cha mẹ và trẻ em theo quy định của pháp luật;

    - Xâm hại tình dục trẻ em trên không gian mạng: sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em liên quan tới tình dục.

    - Sản xuất, sở hữu, mua bán, phát tán hình ảnh, video có nội dung độc hại tới trẻ em, trong đó có bao gồm các tư liệu xâm hại tình dục trẻ em.

    - Bắt nạt trực tuyến: cố tình xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối, tấn công hay tẩy chay người khác bằng việc sử dụng phương tiện, nền tảng kỹ thuật số.

    - Dụ dỗ trẻ em: sử dụng các phương tiện trên không gian mạng để xây dựng lòng tin đối với trẻ em, qua đó nhắm tới mục đích gây hại cho trẻ em.

    - Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

    Trong bộ quy tắc ứng xử, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên không gian mạng cần phải thực hiện những trách nhiệm:

    1. Xây dựng các nội dung truyền thông phù hợp các đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và tiêu chuẩn cộng đồng; luôn ưu tiên đặt lợi ích của trẻ em và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

    2. Cẩn trọng khi xây dựng những nội dung truyền thông; luôn chú ý xây dựng các nội dung lành mạnh đối với trẻ em trên không gian mạng.

    3. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông.

    4. Tích cực phối hợp truyền thông giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

    5. Giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết của các bên liên quan.

    Suốt những năm gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội, giải trí trực tuyến liên tục xuất hiện những nội dung chẳng những không phù hợp với thuần phong mỹ tục mà còn mang tính độc hại cho trẻ em (chẳng hạn như những trò đùa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, những món đồ chơi nguy hiểm hoặc những nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ em)

    Mặc dù các nhà cung cấp mạng xã hội, nền tảng giải trí cũng phải tuân thủ quy định của Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên cơ chế quản lý có phần lỏng lẻo cùng với những chế tài không thực sự triệt để (vì có chặn tài khoản thì người vi phạm cũng dễ dàng tạo tài khoản mới) đã phần nào khiến cho việc quản lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.

    Bộ quy tắc ứng xử mới này sẽ góp phần cụ thể hóa trách nhiệm cho gia đình, nhà trường, người dùng Internet trong việc nghiêm túc chấp hành các quy định bảo về trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần, bởi lẽ các em là đối tượng rất dễ bị tác động tiêu cực từ xã hội!

    Tải toàn văn Dự thảo Quyết định tại file đính kèm.

     
    1337 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (08/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận