Bộ quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa

Chủ đề   RSS   
  • #423417 03/05/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Bộ quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa

    Nhằm tạo ra chuẩn mực ứng xử chung cho Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa hoàn tất Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử dành cho Kiểm sát viên.

    Cụ thể, yêu cầu Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa, phiên họp:

    - Phải có mặt tại địa điểm xét xử trước giờ khai mạc phiên tòa ít nhất 15 phút. Nếu có lý do vắng mặt tại phiên tòa hoặc đến muộn thì phải báo cáo Lãnh đạo Viện đồng thời thông báo cho Tòa án biết.

    - Phải đầu tóc gọn gàng, đi giầy hoặc dép quai hậu, mặc trang phục Ngành đúng quy định.

    - Khi Hội đồng xét xử bước vào phòng xét xử thì đồng thời Kiểm sát viên cũng phải cùng vào và đứng trong tư thế nghiêm trang tại vị trí giành cho đại diện Viện kiểm sát.

    Kiểm sát viên chỉ ngồi xuống và để mũ Kêpi ra bàn làm việc góc bên tay trái của mình, sao vàng hướng về phía trước sau khi Chủ tọa phiên tòa mời các thành viên hội đồng xét xử ngồi xuống.

    Kiểm sát viên ngồi tại phiên tòa phải giữ thái độ nghiêm túc, tư thế ngồi ngay ngắn, không ngủ gật hoặc ngáp tại phiên tòa, cử chỉ lời nói đảm bảo sự chuẩn mực, tránh cợt nhả, khôi hài, diễu cợt.

    - Không sử dụng điện thoại trong quá trình tham gia phiên tòa, phiên họp, điện thoại luôn để ở chế độ im lặng. Trong trường hợp cần thiết  phải điện thoại thì có ý kiến với Hội đồng xét xử và đi ra ngoài phòng xét xử để điện thoại.

    - Tại phiên tòa Kiểm sát viên sử dụng từ “tôi” hoặc “chúng tôi” khi có hai kiểm sát viên tham gia để xưng hô.

    - Trong suốt phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên phải luôn chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ diễn biến và nội dung phiên tòa theo đúng quy định

    - Khi tham gia xét hỏi, tranh luận Kiểm sát viên phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; phải sử dụng ngôn ngữ xưng hô, tranh luận có văn hóa; không sử dụng ngôn ngữ mạt sát, miệt thị đay nghiến hoặc biểu hiện thái độ bực tức, khó chịu.

    Khi tranh tụng tại phiên tòa Kiểm sát viên tham gia đối đáp rõ ràng, giõng dạc, phát âm ngôn ngữ chuẩn xác và thống nhất đảm bảo việc đối đáp đầy đủ với từng luận điểm. Khi tranh tụng phải kịp thời phát hiện những luận điểm, quan điểm không đúng của những người tranh tụng với mình để bác bỏ và đề nghị Hội đồng xét xử ra phán quyết đầy đủ, đúng pháp luật.

    - Phải đặt câu hỏi, diễn đạt quan điểm có căn cứ pháp luật, trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng, thứ tự, logic, dễ hiểu; câu hỏi đưa ra phải phù hợp với đối tượng được hỏi đúng trọng tậm, trọng điểm tránh trung lắp.

    - Phải luôn lắng nghe ý kiến của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

    Ngôn ngữ đối đáp phải mạch lạc, rõ ràng, lịch sự, không dùng lời lẽ ngoài xã hội, đối đáp phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng.

    Nếu có phát sinh tình tiết mới tại phiên tòa Kiểm sát viên phải bình tĩnh, lắng nghe, thực hiện quyền hỏi, xét hỏi, tranh luận được đảm bảo để chứng minh, phản biện, làm sáng tỏ vấn đề và có thái độ ứng xử theo quy định.

    Trong những tình huống trên Kiểm sát viên phải thu thập các tình tiết mới phát sinh và có quan điểm, thái độ đối với tình tiết mới phát sinh đó, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của tình tiết mới và yêu cầu Tòa án cung cấp theo quy định.

    - Không được định kiến với người tham gia tố tụng mà phải làm hết trách nhiệm của mình, thu thập và đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện.

    - Đối với từng phiên tòa, phiên họp cụ thể, khi tham gia Kiểm sát viên thể hiện những kỹ năng một cách nhuần nhuyễn, có hiệu quả vào nhiệm vụ được phân công.

    - Khi trả lời các câu hỏi hay lời đề nghị của người tham gia tố tụng với thái độ nghiêm túc, có căn cứ và cơ sở pháp lý.

    Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp thể hiện quan điểm rõ ràng, mạch lạc, logic.

    - Khi tham gia phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên cần thực hiện đúng nội quy phiên tòa, phiên họp theo quy định.

    Lưu ý: Kiểm sát viên khi tiếp xúc với cơ quan báo chí phải dùng cách gọi “nhà báo”, “phóng viên” kèm họ tên đầy đủ, phải luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không nói tục hoặc có thái độ cục cằn gây căng thẳng trong phiên tòa, phiên họp.

    Đối với quần chúng nhân dân, Kiểm sát viên xưng hô “Kính thưa đồng bào, bà con”, “báo cáo đồng bào, bà con” và có thái độ ứng xử bình tĩnh, khiêm tốn đúng mực. Khi gặp áp lực số đông có thái độ quá khích, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, nhã nhặn và đối đáp, giải thích nhẹ nhàng.

    Những vấn đề vượt khả năng giải quyết thì Kiểm sát viên xin ghi nhận ý kiến của bà con và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

    Xem chi tiết tại Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa (file đính kèm).

     
    17690 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (03/05/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447686   23/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Chào mọi người, mình mới đọc được tin Ngày 20/02/2017 vừa qua. Viện kiểm sát Nhân dân tối cao vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên.

    http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/15833/ban-hanh-quy-tac-ung-xu-cua-kiem-sat-vien 

    Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có Bộ Quy tắc chính thức trong đây. Nên ai có thì vui lòng share tại đây cho bà con Dân Luật với nhé 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Truong_Oanh_311 (27/02/2017)