Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không?

Chủ đề   RSS   
  • #611867 23/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 542 lần
    SMod

    Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không?

    Nếu ba mẹ của cháu vì lý do nào đó mà không thể đi hoặc không đi đăng ký khai sinh cho cọn thì chú, bác ruột có được đi đăng ký khai sinh cho cháu mình không? Cụ thể qua bài viết sau.

    Bố mẹ không đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể thực hiện thay không?

    Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:

    - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

    - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

    Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:

    - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

    Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

    - Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

    Như vậy, nếu bố mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì chú, bác ruột có thể đăng ký khai sinh cho cháu, phải có giấy uỷ quyền những không cần công chứng, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ của cháu về các nội dung khai sinh.

    Thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu mới nhất

    Theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

    - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 

    + Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; 

    + Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; 

    + Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

    - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

    - Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

    Như vậy, có thể thấy mặc dù chú, bác ruột thay bố mẹ đăng ký khai sinh cho cháu nhưng vẫn thực hiện thủ tục theo quy định chung như bố mẹ đăng ký khai sinh cho con.

    Đăng ký khai sinh cho con muộn thì có bị phạt không?

    Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

    + Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

    + Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định.

    Như vậy, pháp luật không quy định xử phạt đối với việc đăng ký khai sinh chậm cho con. Tuy nhiên, bố mẹ và những người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con cần phải đăng ký khai sinh đúng quy định để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.

     
    525 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (29/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận