Bộ Giáo dục & Đào tạo “dạy” Bộ Tài nguyên & Môi trường điều gì?

Chủ đề   RSS   
  • #269200 14/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Bộ Giáo dục & Đào tạo “dạy” Bộ Tài nguyên & Môi trường điều gì?

    Dư luận xôn xao trước clip tiêu cực trong phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Thí sinh đã vô tư trao đổi trong phòng thi trước sự “đồng ý” của giám thị.

    Nhiều người bức xúc về sự việc nêu trên, kỷ cương phòng thi không được tuân thủ. Tôi không có ý kiến về vấn đề này, nhưng thật sự cảm động trước cách xử lý của Bộ GD&ĐT.

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói: “Các em có khuyết điểm nhưng lỗi chính là người lớn vì nếu giám thị coi thi nghiêm túc học sinh không có cơ hội vi phạm”.

    Bộ GD&ĐT đồng ý với Sở sẽ không xử lý những học sinh chép bài được ghi lại trong video, bởi các em có sai, nhưng lỗi thuộc về người lớn nhiều hơn. Nếu giám thị làm việc nghiêm túc thì học sinh không có cơ hội vi phạm quy chế, hoặc nếu có sẽ bị xử lý ngay chứ không chờ đến khi kỳ thi kết thúc.

    Đây là cách xử lý thắm đượm chữ tình, quy trách nhiệm thuộc về người lớn (kẻ không phòng, chặn sai phạm mà tạo sai phạm thì phải chịu trách nhiệm), còn trẻ thơ mắc lỗi là do người lớn tạo điều kiện mà thôi.

    Từ sự việc trên, tôi liên tưởng đến công tác xử lý việc xây dựng nhà ở trái phép của Bộ TN&MT. Các bác TN&MT thông thường sẽ phá dỡ những công trình xây dựng trái phép của dân, xét về lý thì không có gì sai. Nhưng dưới góc độ đạo đức thì chữ tình bị lung lay.

    Xin thử hỏi việc xây nên căn nhà đâu phải như làm cái bánh gói cục kẹo mà phải tốn rất nhiều thời gian. Nào là mua vật liệu, công xây nhà; thử hỏi cơ quan quản ở địa phương có biết việc đang xây nhà trái phép không? Thật sự họ biết rất rõ đấy chứ, thậm chí biết từ khi người ta mua vật liệu kìa; nhiều lúc nhà dân chỉ cần sửa sơ sơ cái gác thì các bác đã đến hỏi thăm “sức khỏe” rồi.

    Vậy mà khi được hỏi: tại sao tình trạng xây nhà trái phép không ngăn chặn từ trước mà để xảy ra hiện tượng cưỡng chế tháo dỡ như thế này. Thì mấy bác trả lời ngây ngô lắm: Nào là dân xây lắng lút, xây vào ban đêm, đã nhắc nhở nhưng vẫn ngoan cố và cứ xây …

    Cứ cho các bác ấy nói thật đi, nhưng thử xem một đêm có làm nên được một căn nhà hay không? Chẳng lẽ vật liệu chuyển đến xây dựng bằng đường truyền Internet nên không biết!

    Rõ ràng họ đã tắc trách, không chịu ngăn ngừa sai phạm từ trước, nhắm mắt làm lơ để sai phạm xảy ra; đáng lẽ họ phải chịu trách nhiệm trước tiên. Vậy mà không, đôi khi họ trở thành công thần dẹp loạn đấy chứ! Còn người dân thì gánh lấy hậu quả tiền mất, nhà đi, vô gia cư cũng chỉ vì sự thờ ơ của chính quyền cơ sở.

    Dân sai thì đã rõ rồi, nhưng sự sai đó xuất phát từ nhu cầu thiết yếu, mong có cái nhà để ở, nhiều người cứ suy nghĩ thôi mình làm liều nếu nhà nước phá thì thôi, không phá thì làm tiếp. Vậy là cứ xây, xây xong tưởng ổn nhưng không ngờ các bác kéo quân xuống tháo dỡ, nhằm lập lại kỹ cương. Nào là tiền túi, tiền mượn, tiền vay đổ vào đấy giờ mất trắng nên cứ nghĩ “không còn gì để mất”, vậy là sinh ra chống đối chính quyền. Như thế câu chuyện từ hành chính giờ trở thành hình sự; nước mắt, tội lỗi và tù tội được rộ lên.

    Tôi nghĩ trong công tác xử lý việc xây dựng nhà ở trái phép thì Bộ TN&MT nên học theo cách của Bộ GD&ĐT. Đây là bài học đầy ý nghĩa, đượm chữ tình, hợp với lòng dân: Nên “trảm” người lớn (kẻ tạo điều kiện cho sai phạm phát sinh), còn người dân có lỗi nhưng cũng do người lớn thờ ơ.

    Đây không chỉ là điều mà Bộ GD&ĐT “dạy” riêng cho Bộ TN&MT mà còn “dạy” nhiều Bộ, ngành liên quan. Hãy đề cao giá trị của chữ tình thì lợi ích chung của xã hội mới được đảm bảo.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 14/06/2013 02:37:21 CH
     
    4979 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #269229   14/06/2013

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Vậy mới có chuyện để có tiền mấy bác bỏ túi chứ! chứ làm theo Bộ Giáo dục cho chết đói hả?

     
    Báo quản trị |  
  • #270069   19/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    hakhungbi viết:

    Vậy mới có chuyện để có tiền mấy bác bỏ túi chứ! chứ làm theo Bộ Giáo dục cho chết đói hả?

    đúng vậy !

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #270073   19/06/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    phantantai2012 viết:

    đúng vậy !

    Chuẩn men

     
    Báo quản trị |  
  • #270150   19/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    phamthanhhuu viết:

    Dư luận xôn xao trước clip tiêu cực trong phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, Hà Đông (Hà Nội) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Thí sinh đã vô tư trao đổi trong phòng thi trước sự “đồng ý” của giám thị.

    Nhiều người bức xúc về sự việc nêu trên, kỷ cương phòng thi không được tuân thủ. Tôi không có ý kiến về vấn đề này, nhưng thật sự cảm động trước cách xử lý của Bộ GD&ĐT.

    Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói: “Các em có khuyết điểm nhưng lỗi chính là người lớn vì nếu giám thị coi thi nghiêm túc học sinh không có cơ hội vi phạm”.

    Bộ GD&ĐT đồng ý với Sở sẽ không xử lý những học sinh chép bài được ghi lại trong video, bởi các em có sai, nhưng lỗi thuộc về người lớn nhiều hơn. Nếu giám thị làm việc nghiêm túc thì học sinh không có cơ hội vi phạm quy chế, hoặc nếu có sẽ bị xử lý ngay chứ không chờ đến khi kỳ thi kết thúc.

    Đây là cách xử lý thắm đượm chữ tình, quy trách nhiệm thuộc về người lớn (kẻ không phòng, chặn sai phạm mà tạo sai phạm thì phải chịu trách nhiệm), còn trẻ thơ mắc lỗi là do người lớn tạo điều kiện mà thôi.

    Từ sự việc trên, tôi liên tưởng đến công tác xử lý việc xây dựng nhà ở trái phép của Bộ TN&MT. Các bác TN&MT thông thường sẽ phá dỡ những công trình xây dựng trái phép của dân, xét về lý thì không có gì sai. Nhưng dưới góc độ đạo đức thì chữ tình bị lung lay.

    Xin thử hỏi việc xây nên căn nhà đâu phải như làm cái bánh gói cục kẹo mà phải tốn rất nhiều thời gian. Nào là mua vật liệu, công xây nhà; thử hỏi cơ quan quản ở địa phương có biết việc đang xây nhà trái phép không? Thật sự họ biết rất rõ đấy chứ, thậm chí biết từ khi người ta mua vật liệu kìa; nhiều lúc nhà dân chỉ cần sửa sơ sơ cái gác thì các bác đã đến hỏi thăm “sức khỏe” rồi.

    Vậy mà khi được hỏi: tại sao tình trạng xây nhà trái phép không ngăn chặn từ trước mà để xảy ra hiện tượng cưỡng chế tháo dỡ như thế này. Thì mấy bác trả lời ngây ngô lắm: Nào là dân xây lắng lút, xây vào ban đêm, đã nhắc nhở nhưng vẫn ngoan cố và cứ xây …

    Cứ cho các bác ấy nói thật đi, nhưng thử xem một đêm có làm nên được một căn nhà hay không? Chẳng lẽ vật liệu chuyển đến xây dựng bằng đường truyền Internet nên không biết!

    Rõ ràng họ đã tắc trách, không chịu ngăn ngừa sai phạm từ trước, nhắm mắt làm lơ để sai phạm xảy ra; đáng lẽ họ phải chịu trách nhiệm trước tiên. Vậy mà không, đôi khi họ trở thành công thần dẹp loạn đấy chứ! Còn người dân thì gánh lấy hậu quả tiền mất, nhà đi, vô gia cư cũng chỉ vì sự thờ ơ của chính quyền cơ sở.

    Dân sai thì đã rõ rồi, nhưng sự sai đó xuất phát từ nhu cầu thiết yếu, mong có cái nhà để ở, nhiều người cứ suy nghĩ thôi mình làm liều nếu nhà nước phá thì thôi, không phá thì làm tiếp. Vậy là cứ xây, xây xong tưởng ổn nhưng không ngờ các bác kéo quân xuống tháo dỡ, nhằm lập lại kỹ cương. Nào là tiền túi, tiền mượn, tiền vay đổ vào đấy giờ mất trắng nên cứ nghĩ “không còn gì để mất”, vậy là sinh ra chống đối chính quyền. Như thế câu chuyện từ hành chính giờ trở thành hình sự; nước mắt, tội lỗi và tù tội được rộ lên.

    Tôi nghĩ trong công tác xử lý việc xây dựng nhà ở trái phép thì Bộ TN&MT nên học theo cách của Bộ GD&ĐT. Đây là bài học đầy ý nghĩa, đượm chữ tình, hợp với lòng dân: Nên “trảm” người lớn (kẻ tạo điều kiện cho sai phạm phát sinh), còn người dân có lỗi nhưng cũng do người lớn thờ ơ.

    Đây không chỉ là điều mà Bộ GD&ĐT “dạy” riêng cho Bộ TN&MT mà còn “dạy” nhiều Bộ, ngành liên quan. Hãy đề cao giá trị của chữ tình thì lợi ích chung của xã hội mới được đảm bảo.

    Bộ tài nguyên môi trường cần học bộ giáo dục về nhận trách nhiện như chổ tôi đã viết mực đỏ.

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |