Bộ Công an đề xuất từ chối dẫn độ công dân Việt Nam cho nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #614544 26/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    Bộ Công an đề xuất từ chối dẫn độ công dân Việt Nam cho nước ngoài

    Bộ Công an vừa trình dự thảo Luật Dẫn cập nhật lần 2, đây là một luật được xây dựng mới hoàn toàn, cùng tìm hiểu một số quy định tại dự thảo Luật Dẫn độ qua bài viết dưới đây nhé

    >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Dẫn độ cập nhật lần thứ 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/26/02.-du-thao-luat-dan-do-lan-1.doc

    (1) Dẫn độ là gì?

    Theo Dự thảo Luật Dẫn độ, dẫn độ là là việc một nước chuyển giao cho nước khác người bị buộc tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

    Theo đó, người bị yêu cầu dẫn độ là người bị buộc tội mà Bộ luật Hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu tuyên án phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng hoặc người khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

    (2) Nguyên tắc khi dẫn độ ra sao?

    Nguyên tắc đối với việc dẫn độ được đề xuất như sau:

    - Dẫn độ được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    - Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về hoạt động dẫn độ khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

    Việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong hoạt động dẫn độ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan đối với từng vụ việc cụ thể.

    - Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về dẫn độ thì thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

    - Bảo đảm các yêu cầu về chính trị, ngoại giao, pháp luật; đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

    - Bảo đảm các nguyên tắc tội phạm kép và không xét xử hai lần về cùng một tội phạm.

    Các nguyên tắc dẫn độ trên đóng vai trò là "lưới an toàn" bảo vệ quyền lợi của người bị dẫn độ, đồng thời đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia.

    >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Dẫn độ cập nhật lần thứ 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/26/02.-du-thao-luat-dan-do-lan-1.doc

    (3) Trường hợp nào Việt Nam từ chối dẫn độ?

    Theo đề xuất tại Dự thảo Luật Dẫn độ, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ cho nước ngoài nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam

    - Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hết thời hiệu thi hành bản án đối với người bị yêu cầu dẫn độ theo quy định của pháp luật Việt Nam

    - Người bị yêu cầu dẫn độ đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật Việt Nam

    - Người bị yêu cầu dẫn độ có khả năng bị truy bức, tra tấn ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị hoặc vì lý do khác

    - Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam

    Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ cho nước ngoài nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Tội phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm liên quan đến chính trị, quân sự

    - Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ

    - Khi có căn cứ cho rằng nước ngoài không thực hiện các yêu cầu dẫn độ của Việt Nam

    - Khi có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ không bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe hoặc các lý do nhân đạo khác

    Theo đề xuất, khi có căn cứ chắc chắn người bị yêu cầu dẫn độ thuộc trường hợp bắt buộc từ chối dẫn độ thì Cơ quan Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ ra thông báo từ chối dẫn độ mà không cần Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, thụ lý hồ sơ.

    Khi từ chối dẫn độ, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.

    Trên đây là một số quy định về chế độ dẫn độ tại Dự thảo Luật Dẫn độ.

    Hiện tại, Dự thảo Luật Dẫn độ đang trong giai đoạn nhận góp ý và ý kiến của công dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

    >>> Bài viết dựa trên Dự thảo Luật Dẫn độ cập nhật lần thứ 2 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/26/02.-du-thao-luat-dan-do-lan-1.doc

     
    60 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận