Bộ câu hỏi - đáp về xuất, nhập khẩu theo Thông tư 128

Chủ đề   RSS   
  • #316205 02/04/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Bộ câu hỏi - đáp về xuất, nhập khẩu theo Thông tư 128

    Đây là Bộ câu hỏi - đáp về xuất, nhập khẩu theo Thông tư 128 tham khảo từ Hải quan Việt Nam. Bạn click vào phần bôi màu Câu ...: để xem câu trả lời cụ thể.

    Câu 1: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC trách nhiệm của người khai hải quan, người nộp thuế với chứng từ tài liệu do mình lập thuộc hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan?

    Câu 2: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC việc xác định trước mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

    Câu 3: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC căn cứ xác định ngày hàng hóa đến cửa khẩu để thực hiện khai hải quan?

    Câu 4: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ nào?

    Câu 5: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC địa điểm, điều kiện và thời điểm đăng ký tờ khai hải quan?

    Câu 6: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan gồm các nội dung gì?

    Câu 7: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC việc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trong các trường hợp nào? Nơi lưu mẫu, thời gian lưu mẫu?

    Câu 8: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu?

    Câu 9: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh?

    Câu 10: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các trường hợp đưa hàng về bảo quản?

    Câu 11: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các quy định về giải phóng hàng?

    Câu 12: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các trường hợp nào được thông quan hàng hóa

    Câu 13: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu?

    Câu 14: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC các trường hợp huỷ tờ khai hải quan: 

    Câu 15: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư?

    Câu 16: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu (viết tắt là định mức) và đăng ký sản phẩm xuất khẩu?

    Câu 17: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC việc quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

    Câu 18: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất?

    Câu 19: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ?

    Câu 20: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế được thực hiện như thế nào? 

    Câu 21: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác

    Câu 22: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại?

    Câu 23: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan?

    Câu 24: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu?

    Câu 25: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch?

    Câu 26: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế?

    Câu 27: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về việc nộp dần tiền nợ thuế?

    Câu 28: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gồm những chứng từ gì?

    Câu 29: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là bao lâu? Trường doanh nghiệp được kiểm tra có những tờ khai hải quan đăng ký ngoài thời hạn kiểm tra sau thông quan, nếu có phát sinh vi phạm tương tự thì xử lý như thế nào?  

    Câu 30: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan, Doanh nghiệp muốn khai bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì thực hiện như thế nào? Đơn vị tiếp nhận việc khai bổ sung là Chi cục KTSTQ hay Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan? Nghiệp vụ này thực hiện như thế nào nếu Chi cục KTSTQ là nơi tiếp nhận khai bổ sung? 

    Câu 31: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn thông báo kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan? Thời hạn kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp? 

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 02/04/2014 10:33:54 SA
     
    34290 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (02/04/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #316231   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 21: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác

    Trả lời:

    Khoản 1 đến 6 Điều 53 quy định Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác như sau:

    1. Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa và sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay nước ngoài:

    a) Người khai hải quan

    a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện.

    a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.

    b) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và Điều 100 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    2. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam:

     Tàu biển, tàu bay của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm nhập vào Việt Nam để sửa chữa, bảo dưỡng phải làm thủ tục hải quan như quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:

    a) Hồ sơ hải quan:

    Ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 bản chụp hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với đối tác nước ngoài;

    b) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập.

    c) Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với Chi cục hải quan cửa khẩu.

    d) Kiểm tra, giám sát hải quan:

    d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế tàu biển, tàu bay tạm nhập, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ đến khu vực sửa chữa, bảo dưỡng;

    d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin tàu biển, tàu bay trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế tàu biển, tàu bay tái xuất, giám sát việc người khai hải quan đưa tàu biển, tàu bay từ khu vực sửa chữa, bảo dưỡng đến vị trí neo đậu tại cầu cảng, sân đỗ và đến khi thực xuất ra nước ngoài.

    Riêng linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để sửa chữa hoặc sử dụng cho hoạt động của tàu biển, tàu bay theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay ký với đối tác nước ngoài thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:

    a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản chụp văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập-tái xuất để giới thiệu sản phẩm).

    b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu.

    c) Thời hạn tái xuất, tái nhập

    c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan.

    c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    4. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh:

    a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp tái nhập, tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, tạm xuất, người khai hải quan phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính tờ khai hải quan tạm nhập, tạm xuất để đối chiếu.

    b) Địa điểm làm thủ tục tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

    c) Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện.

    5. Hàng tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài

    a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

    b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại Phần III Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    c) Địa điểm làm thủ tục tạm xuất – tái nhập được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.

    6. Hàng hóa do nhà thầu phụ, tổ chức, cá nhân tạm nhập tái xuất để phục vụ hoạt động dầu khí theo hợp đồng thuê, mượn hay hợp đồng dịch vụ.

    a) Địa điểm làm thủ tục hải quan: Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu.

    b) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, người khai hải quan phải nộp thêm:

    b.1) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: 01 bản chính;

    b.2) Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa: 01 bản chụp;

    c) Thời hạn tạm nhập tái xuất:

    Thời hạn tạm nhập tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và phải đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập – tái xuất để tiếp tục thực hiện hoạt động dầu khí thì có văn bản đề nghị Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập gia hạn theo thỏa thuận với đối tác.

    d) Kiểm tra, giám sát hải quan:

    d.1) Khi làm thủ tục tạm nhập, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin kê khai trên tờ khai với thực tế thiết bị phục vụ khai thác dầu khí;

    d.2) Khi làm thủ tục tái xuất, Chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập tiến hành đối chiếu thông tin trên tờ khai tái xuất với thông tin trên tờ khai tạm nhập và thực tế hàng hóa tái xuất;

     
    Báo quản trị |  
  • #316232   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 22: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại?

    Trả lời:

    Điều 55 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại

    1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

    a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

    b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

    c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

    d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

    2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:

    a) Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.

    b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó hoặc tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tái nhập.

    3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

    4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại

    a) Hồ sơ hải quan gồm:

    a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ hoặc để tái xuất đi nước thứ ba; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;

    a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận  đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;

    a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản chụp;

    a.4) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chính hoặc bản chụp.

    b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây.

    c) Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 nêu trên, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư 128/2013/TT-BTC và cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định.

    d) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập.

    5. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế

    a) Hồ sơ hải quan gồm:

    a.1) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu: nộp 02 bản chính;

    a.2) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (để tái chế): nộp 01 bản chụp.

    b) Cơ quan hải quan làm thủ tục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu thực tế hàng tái xuất với hàng hóa đã được mô tả chi tiết trên tờ khai tạm nhập để xác định sự phù hợp của hàng hóa khi tái xuất với khi tạm nhập.

    c) Trường hợp hàng tái chế không tái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cục hải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau:

    c.1) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công

    c.1.1) Làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điều kiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc

    c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bên thuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam.

    c.2) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.

    6. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 nêu trên hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm d khoản 4  nêu trên để xử lý thuế theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

     
    Báo quản trị |  
  • #316233   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 23: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan?

    Trả lời:

    Điều 59 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

    1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan vào kho ngoại quan.

    a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan

    Hàng hoá theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan.

    b) Hồ sơ nộp cho Hải quan kho ngoại quan bao gồm:      

    b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính.

    b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan: 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).

    Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.

    Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hóa nhập kho ngoại quan.

    b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính;

    b.4) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa đưa khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp;

    b.5) Bản kê chi tiết hàng hoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 01 bản chụp.

    b.6) Các chứng từ khác theo yêu cầu quản lý của Bộ, ngành có liên quan.

    c) Thủ tục hải quan

    c.1) Đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan.

    c.2) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; số kiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp và tình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu phát hiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thực tế hàng hoá.

    c.3) Công chức hải quan giám sát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho.

    2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan

    a) Hàng hoá gửi kho ngoại quan:

    a.1) Các loại hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP;

    a.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoại quan theo chỉ định của nước ngoài.

    b) Hồ sơ hải quan:

    b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính;

    b.2) Hợp đồng thuê kho ngoại quan 01 bản chụp (trừ trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho ngoại quan).

    Trường hợp hợp đồng thuê sử dụng cho nhiều lần nhập kho ngoại quan thì chỉ yêu cầu nộp một lần khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đầu tiên và nộp phụ lục hợp đồng thuê kho cho lần kế tiếp.

    b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng (nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếu bản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan;

    b.4) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết (nếu có): nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan);

    b.5) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản chụp.

    c) Thủ tục hải quan:

    c.1) Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoại quan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan nêu tại điểm c khoản 1 nêu trên.

    c.2) Xác nhận “hàng đã đưa vào kho ngoại quan” trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư 128/2013/TT-BTC.

    3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài, đưa vào các khu phi thuế quan:

    a) Hồ sơ hải quan gồm:

    a.1) Tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính;

    a.2) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản chụp;

    a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng (nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính;

    a.4) Phiếu xuất kho: 01 bản chính.

    b) Thủ tục hải quan:

    b.1) Hải quan kho ngoại quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất.

    b.2) Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính hoặc các địa điểm khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.

    b.3) Hàng hoá của một lần nhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏi kho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưa ra nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểm thì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản chụp có đóng dấu xác nhận của Chi cục hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất.

    b.4) Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu và Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; trường hợp kho ngoại quan tại cửa khẩu xuất thì hải quan kho ngoại quan xác nhận ngay sau khi xếp hàng lên phương tiện.

    4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa

    a) Hàng hoá từ kho ngoại quan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau:

    a.1) Hàng hoá nhập khẩu được đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

    a.2) Hàng hoá được đưa vào nội địa để gia công, tái chế;

    a.3) Máy móc, thiết bị của nhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê để thực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoại quan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo;

    a.4) Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, gửi kho ngoại quan được nhập khẩu trở lại nội địa theo loại hình tương ứng.

    b) Hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan trong các trường hợp sau đây:

    b.1) Hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

    b.2) Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu;

    b.3) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc Danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương.

    c) Thủ tục hải quan:

    c.1. Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiện thủ tục xuất kho ngoại quan.

    c.2. Trường hợp hàng gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.

    c.3. Kết thúc việc xuất kho ngoại quan, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan căn cứ Biên bản bàn giao hàng hóa chuyển cửa khẩu, tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất tại ô 35 tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan.

    d) Hải quan kho ngoại quan giám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.

    5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất

    a) Trách nhiệm của chủ hàng/chủ kho ngoại quan

    a.1) Lập Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất (theo mẫu số 47/BKCCK-KNQ/CFS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư 128/2013/TT-BTC): 03 bản;

    a.2) Vận chuyển hàng hóa đúng tuyến đường, thời gian đã được cơ quan hải quan xác nhận trên Biên bản bàn giao hàng hóa. Trường hợp không đúng tuyến đường, thời gian, trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu xuất, chủ hàng/chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất biết để theo dõi, giám sát.

    a.3) Bảo quản hàng hóa nguyên trạng niêm phong hải quan trong suốt quá trình vận chuyển.Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng hàng hoá thì người vận tải/chủ kho ngoại quan phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Chi cục hải quan nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng của hàng hoá.

    b) Trách nhiệm của Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan:

    b.1) Xác nhận trên 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất; Niêm phong hàng hóa và lập 03 Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu (theo mẫu số 46/BBBG-CCK/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư 128/2013/TT-BTC), trong đó phải ghi đầy đủ các thông tin về thời gian xuất phát, tuyến đường và các thông tin khác làm căn cứ để Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xử lý; niêm phong hồ sơ hải quan (gồm: 02 Biên bản bàn giao; 02 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất và bản chụp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan) cho chủ kho/người vận tải để vận chuyển đến cửa khẩu xuất;

    b.2) Fax Biên bản bàn giao hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trước 17giờ hàng ngày  để phối hợp theo dõi, quản lý.

    b.3) Theo dõi thông tin phản hồi từ Chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp quá thời hạn vận chuyển hàng hóa (do thương nhân đăng ký trên Biên bản bàn giao hàng hóa) mà chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc nhận được thông tin của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất về việc hàng hóa quá hạn chưa đến cửa khẩu xuất, Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan chịu trách nhiệm phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất và thông báo cho Đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục hải quan quản lý kho ngoại quan để truy tìm lô hàng.

    c) Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất:

    c.1) Kể từ khi nhận được thông tin hàng hóa chuyển cửa khẩu theo Biên bản bàn giao do Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan fax đến, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm theo dõi thông tin các lô hàng vận chuyển đến cửa khẩu xuất theo Biên bản bàn giao.

    c.2) Sau khi thương nhân tập kết đủ lượng hàng tại khu vực cửa khẩu xuất, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan, xác nhận thông tin và trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận trên 02 Biên bản bàn giao.

    c.3) Fax Biên bản bàn giao cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan biết. Trường hợp có thông tin nghi vấn lô hàng xuất kho vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

    c.4) Lưu 01 Biên bản bàn giao và gửi 01 Biên bản bàn giao đã xác nhận cho Chi cục hải quan cửa khẩu quản lý kho ngoại quan để lưu hồ sơ.

    c.5) Công chức hải quan cửa khẩu xuất giám sát hàng hóa từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận trên Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất, trình Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng, năm) và gửi lại cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để lưu giữ, thanh khoản tờ khai.

    c.6) Trường hợp hết thời hạn vận chuyển hàng hóa nhưng hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, trước 08 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm phản ánh lại thông tin lô hàng vận chuyển không đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để phối hợp trong việc truy tìm lô hàng.

    6. Thủ tục vận chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam

    a) Chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có kho ngoại quan đang chứa hàng) giải quyết.

    b) Thủ tục hải quan đưa hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác áp dụng thủ tục đối với hàng chuyển cửa khẩu.

    c) Thời gian của hợp đồng thuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầu tiên.

    7. Quản lý hải quan đối với hàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan

    a) Việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại.

    b) Sau khi đã chuyển quyền sở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ mới) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷ quyền) khai, nộp cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau:

    b.1) Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính

    b.2) Văn bản thông báo về việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sang chủ hàng mới: 01 bản chính

    b.3) Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan: 01 bản chụp

    b.4) Hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng mới: 01 bản chụp

    Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lô hàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan.

    c) Sau khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mới, Chi cục hải quan quản lý kho thực hiện việc thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan cũ.

    d) Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ.

    8. Thủ tục thanh lý hàng tồn đọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

    9. Quản lý hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan

    a) Trường hợp chủ kho ngoại quan được chủ hàng ủy quyền thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan thì chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải xuất trình thẻ nhân viên đại lý hải quan.

    b) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan thường xuyên kiểm tra hoạt động của kho ngoại quan; yêu cầu chủ kho ngoại quan phải có sơ đồ xếp hàng hóa trong kho và sắp xếp hợp lý các khu vực chứa hàng hoặc khu vực thực hiện các dịch vụ trong kho.

    c) Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan bố trí công chức chuyên trách thực hiện việc giám sát kho ngoại quan và các hoạt động của kho ngoại quan; Hàng hoá vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ kho ngoại quan này đến kho ngoại quan khác phải chịu sự giám sát hải quan;

    d) Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực xuất khẩu thì Chi cục hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý theo hướng dẫn tại khoản 7 nêu trên.

    đ) Định kỳ 06 tháng một lần, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoại quan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoại quan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho (theo mẫu số 45/BC-KNQ/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư 128/2013/TT-BTC).

    e) Thanh khoản tờ khai hàng hoá nhập kho ngoại quan:

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thực xuất khẩu, chủ kho ngoại quan phải nộp tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan để Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để xác nhận hàng hóa đến cửa khẩu xuất và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan. Việc xác nhận và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan phải căn cứ vào Biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất có xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất.

    g) Định kỳ mỗi năm một lần, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #316234   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 24: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu?

    Trả lời:

    Khoản 9 Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu:

    Giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể.

    a) Các trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan:

    a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

    a.2) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng;

    a.3) Đối với các lô hàng nhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửa khẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong một container/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục hải quan cửa khẩu nhập chấp nhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao.

    b) Trường hợp không phải niêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.

    c)  Trường hợp không thể niêm phong hải quan:

    c.1) Đối với hàng hóa là hàng rời thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu. Trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện theo đề nghị của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.

    c.2) Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan và do yêu cầu bảo quản đặc biệt không thể kiểm tra thực tế tại cửa khẩu thì được làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu; Khi lập Biên bản bàn giao, Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phải mô tả cụ thể tình trạng hàng hóa, phương tiện vận chuyển và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, phương tiện gửi cho Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu.

     
    Báo quản trị |  
  • #316235   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 25: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch?

    Trả lời:

    Điều 73 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch như sau:

    1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.

    2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP.  

    Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

    3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

    4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch

    Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.

    5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại

    a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái xuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tái xuất có văn bản thông báo cho Chi cục  hải quan nơi tạm nhập, gửi kèm bản chụp tờ khai hải quan (bản lưu hải quan) để thanh khoản hồ sơ theo quy định.

    b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục tái nhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơ tại Chi cục hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục hải quan khác Chi cục hải quan nơi tạm xuất thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái nhập, người khai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi tạm xuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định.

    c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #316236   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 26: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế?

    Trả lời:

    Điểm a Khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%) như sau:

    a.1) Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế;

    a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%):

    Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu hoặc tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu.

    a.3) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài thuộc khoản 8 Điều 117 Thông tư này thực hiện theo thời hạn hướng dẫn tại điểm a.1 và điểm a.2 nêu trên; Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế  doanh nghiệp chưa có hợp đồng xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng xuất khẩu;

    a.4) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế, không thu thuế  doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán là 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng; doanh nghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán theo đúng qui định trên, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 8 Điều 127.

    a.5) Trường hợp quá thời hạn nêu tại điểm a.2 nêu trên mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ không thu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #316237   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 27: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về việc nộp dần tiền nợ thuế?

    Trả lời:

    Điều 132 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định nộp dần tiền thuế nợ như sau:

    1. Các trường hợp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ thì được nộp dần tiền thuế nợ tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế. Người nộp thuế đăng ký và cam kết nộp dần tiền thuế nợ theo mức sau:

    a) Tiền thuế nợ từ trên 500 (năm trăm) triệu đồng đến 1 (một) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 3 tháng;

    b) Tiền thuế nợ trên 1 tỷ đồng đến  2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 6 tháng;

    c) Tiền thuế nợ trên 2 (hai) tỷ đồng, thời gian nộp dần tiền thuế tối đa không quá 12 tháng;

    Trường hợp người nộp thuế không nộp đúng số tiền thuế và thời hạn nộp (theo tháng) đã cam kết thì không được tiếp tục nộp dần tiền thuế nợ, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại Điều 39  Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.

    2. Hồ sơ:

    a) Văn bản đề nghị nộp dần tiền thuế của người nộp thuế gửi cơ quan quản Hải quan nơi có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do không có khả năng nộp đủ thuế một lần, kèm theo bảng đăng ký nộp dần tiền thuế nợ: nộp 01 bản chính;

    b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế còn nợ đề nghị nộp dần tiền thuế nợ; thông báo của cơ quan hải quan về số tiền thuế nợ (nếu có): nộp 01 bản chụp;

    c) Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về số tiền thuế nợ nộp dần thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư 128/2013/TT-BTC: nộp 01 bản chính;

    3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế:

    a) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại một Chi cục thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;

    b) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Chi cục nhưng cùng một Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;

    c) Trường hợp khoản tiền thuế nợ đề nghị nộp dần phát sinh tại nhiều Cục Hải quan thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế.

    4. Thời hạn giải quyết:

    a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan hải quan phải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nộp dần tiền thuế nợ cho người nộp thuế biết;

    b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của  cơ quan hải quan; nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan hải quan thì không được xem xét việc nộp dần tiền thuế nợ theo quy định tại Điều 132.  

     
    Báo quản trị |  
  • #316238   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 28: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt gồm những chứng từ gì?

    Trả lời:

    Khoản 2 Điều 133 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định hồ sơ gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm:

    a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, thời hạn xin gia hạn; trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấp đúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chính;

    b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn; hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị gia hạn: nộp 01 bản chụp (đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền gia hạn của Chi cục trưởng Hải quan); Báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp phát sinh tại thời điểm phát sinh các nguyên nhân: 01 bản chính;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:

     c.1) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; biên bản xác nhận vụ việc được lập ngay sau khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: nộp 01 bản chính;

    c.2) Xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính;

    d) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:

    d.1) Quyết định thu hồi địa điểm sản xuất, kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với địa điểm sản xuất cũ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, không phải di dời địa điểm sản xuất kinh doanh theo mục đích yêu cầu của doanh nghiệp: nộp 01 bản chụp;

    d.2) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất kinh doanh do di chuyển địa điểm: nộp 01 bản chính;

    d.3) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp người nôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh, giá trị thiệt hại phải được xác định căn cứ vào hồ sơ, chứng từ và các chế độ quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp, gồm: giá trị còn lại của nhà, xưởng, kho, trang thiết bị bị phá dỡ không thu hồi được vốn (nguyên giá sau khi trừ chi phí đã khấu hao), chi phí tháo dỡ trang thiết bị, nhà xưởng ở cơ sở cũ, chi phí vận chuyển lắp đặt ở cơ sở mới (sau khi trừ đi chi phí thu hồi), chi phí trả lương cho người lao động do ngừng làm việc (nếu có), trường hợp phức tạp, liên quan đến chuyên ngành kinh tế kỹ thuật khác phải có văn bản xin ý kiến cơ quan chuyên môn: 01 bản chính;

    đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì cần có thêm:

    đ.1) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chưa được thanh toán vốn đầu tư đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước về tiền thuế phải nộp bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được ngân sách nhà nước thanh toán; 01 bản chính;

    đ.2) Văn bản xác nhận của Kho bạc Nhà nước xác nhận về số vốn đã được ngân sách nhà nước cấp: 01 bản chính;

    e) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP:

    e.1) Đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất hàng xuất khẩu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC nhưng có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu phải gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày: Trong văn bản đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, người nộp thuế phải giải trình rõ việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, mô tả quy trình, thời gian sản xuất phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư: 01 bản chính; Giấy tờ chứng minh việc kéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm 275 ngày có nguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dài hơn: nộp 01 bản chụp.

    e.2) Đối với trường hợp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐ-CP phải có thêm: chứng từ, tài liệu liên quan đến nguyên nhân không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt.

     
    Báo quản trị |  
  • #316239   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 29: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là bao lâu? Trường doanh nghiệp được kiểm tra có những tờ khai hải quan đăng ký ngoài thời hạn kiểm tra sau thông quan, nếu có phát sinh vi phạm tương tự thì xử lý như thế nào? 

    Trả lời:

    Theo quy định Điều 140 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp có sai phạm tương tự ngoài thời hạn kiểm tra, doanh nghiệp có trách nhiệm tự rà soát và thực hiện khai bổ sung, nộp đủ tiền thuế theo quy định. 

     
    Báo quản trị |  
  • #316240   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 30: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan, Doanh nghiệp muốn khai bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì thực hiện như thế nào? Đơn vị tiếp nhận việc khai bổ sung là Chi cục KTSTQ hay Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan? Nghiệp vụ này thực hiện như thế nào nếu Chi cục KTSTQ là nơi tiếp nhận khai bổ sung?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 144 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì trường hợp khai bổ sung ngoài thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan được quy định như sau:

    “5. Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót; tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thời 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan, người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lý như sau:

    a) Người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai được khai bổ sung đến ngày thực nộp thuế, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;

    b) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuế như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và ghi chú vào văn bản khai bổ sung về việc xử phạt. Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 26 Thông tư này”.

     Việc khai bổ sung thực hiện mẫu tờ khai hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC. Tài khoản nộp thuế và các nghiệp vụ liên quan đến khai bổ sung sẽ được hướng dẫn chi tiết tại quy trình nghiệp vụ của Tổng cục Hải quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #316241   02/04/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30478
    Cảm ơn: 101
    Được cảm ơn 799 lần
    SMod

    Câu 31: Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC thời hạn thông báo kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan? Thời hạn kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp?

    Trả lời:

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 144 và khoản 4 Điều 145 Thông tư 128/2013/TT-BTC, thời hạn thông báo kết quả kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan và thời hạn kết luận kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được quy định như sau:

    “Điều 144: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan

    4. Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan có trách nhiệm báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra để người có thẩm quyền xem xét quyết định. Cụ thể như sau:

    a) Trường hợp doanh nghiệp giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu, nhập khẩu và số tiền thuế đã khai, đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận.

    b) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng và đồng ý với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp thực hiện khai bổ sung, nộp đủ thuế theo quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Thông báo kết quả kiểm tra. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khai bổ sung và nộp đủ tiền thuế theo quy định, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

    c) Trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, nhưng chưa thống nhất với các nội dung kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

    d) Trường hợp doanh nghiệp không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối, hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời hạn giải trình theo yêu cầu của cơ quan hải quan, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành để áp dụng biện pháp kiểm tra của cơ quan hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp; xem xét ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của pháp luật, hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong trường hợp chưa đủ cơ sở ấn định thuế.

    Thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với trường hợp nêu tại điểm a, b khoản 4 điều này. Trường hợp tiếp tục kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nêu tại điểm b, c, d khoản 4 điều này, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan.

    Điều 145: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp

    4. Kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp:

    a) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phải lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra.

    b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình (có văn bản giải trình kèm tài liệu chứng minh hoặc có văn bản đề nghị làm việc trực tiếp với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra) trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.

    Hết thời hạn trên, doanh nghiệp không gửi văn bản giải trình thì coi như đồng ý với nội dung dự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra.

    c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của doanh nghiệp, thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra có trách nhiệm:

    c.1) Xem xét văn bản giải trình của doanh nghiệp hoặc làm việc với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp trong trường hợp còn vấn đề cần làm rõ. Nội dung làm việc được ghi nhận bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành bản kết luận kiểm tra.

    c.2) Hết thời hạn, thủ trưởng đơn vị tổ chức, thực hiện kiểm tra ký, ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

    d) Đối với những trường hợp phức tạp, trường hợp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    p_thethanh (04/09/2014)