Binh nhất, Binh nhì là gì? Bao lâu Binh nhì sẽ lên Binh nhất?

Chủ đề   RSS   
  • #611849 23/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 544 lần
    SMod

    Binh nhất, Binh nhì là gì? Bao lâu Binh nhì sẽ lên Binh nhất?

    Quân đội nhân dân Việt Nam có một lực lượng gọi là Binh nhất, Binh nhì. Vậy, cụ thể Binh nhất, Binh nhì là gì và Binh nhì phục vụ tại ngũ bao lâu sẽ được lên Binh nhất?

    Binh nhất, Binh nhì là gì? 

    Theo Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

    - Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

    - Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

    Đồng thời, Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về thời điểm phong cấp bậc Binh nhì như sau:

    - Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

    - Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

    - Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.

    Như vậy, khi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự vào Quân đội nhân dân Việt Nam thì sẽ bắt đầu phong cấp bậc Binh nhì. Binh nhì, binh nhất là các cấp bậc của Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Bao lâu Binh nhì sẽ lên Binh nhất?

    Theo Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ. Trong đó, binh nhất sẽ được thăng cấp bậc lên quân nhì như sau:

    - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị

    Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 06 tháng phục vụ tại ngũ.

    - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên trong các nhà trường

    Thăng cấp bậc Binh nhất: Đã giữ cấp bậc Binh nhì đủ 06 tháng.

    - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

    Thăng cấp bậc Binh nhất: Binh nhì có đủ 12 tháng phục vụ trong đơn vị dự bị động viên.

    Như vậy, Binh nhì là hạ sĩ quan, binh sĩ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì sẽ được thăng cấp bậc quân hàm sau 6 tháng hoặc 12 tháng. Cụ thể các tiêu chuẩn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với binh sĩ được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BQP như sau:

    - Đối với binh sĩ phục vụ tại ngũ:

    + Đúng chức danh biên chế;

    + Đủ tiêu chuẩn về chính trị; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; không vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;

    + Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP.

    - Đối với binh sĩ dự bị

    + Được sắp xếp, bổ nhiệm đúng chức danh biên chế trong các đơn vị dự bị động viên;

    + Đủ tiêu chuẩn về chính trị; thực hiện đúng các quy định về đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chế độ sinh hoạt trong đơn vị dự bị động viên; hoàn thành chức trách được giao; không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.

    + Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BQP.

    Ai sẽ có thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm binh sĩ?

    Theo Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ

    1) Phong cấp bậc Binh nhì

    - Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;

    - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

    2) Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

    - Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc Binh nhất đối với binh sĩ thuộc quyền;

    - Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;

    - Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.

    3) Tước danh hiệu quân nhân

    Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

    4) Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

    - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

    - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.

    Như vậy, thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm binh sĩ sẽ được thực hiện theo quy định trên. Đồng thời, nếu binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.

     
    9225 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (25/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận