Thi vấn đáp là dịp để bạn thể hiện những kiến thức mình có, khả năng nói, diễn thuyết của mình trước đám đông và là cơ hội để tập duyệt, tránh tình trạng bỡ ngỡ sau này khi đi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, không phải ai thi vấn đáp cũng đều đạt kết quả tốt, lý do thì có rất nhiều như: chưa chuẩn bị tốt, chưa ôn bài kĩ, lo lắng, mất tập trung…
Có ba yếu tố để có được một bài thi vấn đáp hoàn chỉnh
Chuẩn bị
Hỏi thầy cô của bạn, bài thi gồm những phần nào
Học: Nếu bạn không học thì bạn sẽ không thể làm tốt được, viết ra những câu hỏi bạn mong là sẽ có
Thảo luận với những người trong nghề hoặc đã từng thi
Tập trả lời với các bạn cùng lớp, tập trả lời trước gương theo đúng cách mà bạn định trả lời khi đi thi, để xem xem cách ứng xử như vậy đã được chưa
Ghi nhớ rõ ngày thi, thời gian địa điểm,
kiểm tra lại tất cả những thông tin này với người hướng dẫn
Nếu bạn sử dụng máy tính, máy chiếu, hay các phương tiện truyền thông tin,
luyện tập với các dụng cụ ấy trước ngày thi, và kiểm tra lại khoảng trước một tiếng trong ngày thi nếu có thể.
Bài thi
Hãy ăn mặc và ứng xử thật lành nghề, tạo một ấn tượng tốt. Ăn mặc đẹp và phù hợp, tắt máy di động hoặc máy nhắn tin
Đến sớm một chút để có thể giải quyết những vấn đề mới phát sinh, nhưng phải đợi đến đúng giờ của cuộc hẹn thì mới vào. Đây là lúc để tập trung thư giãn chứ không phải là nhồi nhét hay cố xem lại.
Khi bài thi bắt đầu
Ngay phút mà bạn bước vào, ngay lập tức giới thiệu bạn là ai. Tập trung tối đa theo người hướng dẫn viên, hãy tỏ ra hững thú và cười tươi!
Giữ một thái độ tốt và tăng cường giao tiếp bằng mắt. Nếu có những tác nhân gây sao nhãng (tiếng ồn, …) bạn có thể đề cập tới sự sao nhãng hay hồi hộp của mình
Sau khi bốc thăm câu hỏi, các bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị câu trả lời. Hãy cố gắng tận dụng thời gian này để nhớ và ghi lại câu trả lời ấy ra giấy. Cố gắng viết càng chi tiết càng tốt, làm như vậy khi lên vấn đáp bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vì đã có một lượng kiến thức tầm đủ để ứng phó được. Nếu học không kĩ, lúc lên trình bày sẽ bị mất tinh thần.
Phải luôn luôn tự tin, kể cả khi bạn không biết rõ vấn đề thì hãy cứ nói theo những gì bạn nghĩ và hiểu. Bạn có thể nói một cách nửa chừng, có thể thầy cô sẽ giúp đỡ bạn bằng cách vừa hỏi vừa gợi ý, mình cứ căn cứ vào đó mà trả lời tiếp.
Cách nói phải rõ ràng, không ậm ừ, nói chậm và rõ. Thầy cô sẽ chỉ ghi nhận những gì họ nghe thấy rõ thôi. Phần trình bày cũng sẽ được tính điểm, vì thế hãy chú ý điều này nha.
Trong lúc trình bày, các bạn nên nhìn vào người đối diện, không nên cúi mặt hay nhìn đi chỗ khác. Nhưng nếu bạn cảm thấy áp lực khi phải như vậy thì chỉ tập trung ở mức độ vừa phải thôi, miễn làm sao để thầy cô hiểu là bạn tôn trọng người đối thoại và tập trung vào vấn đề với một thái độ nghiêm túc.
Một điều khó tránh khỏi khi thực hiện bài thi vấn đáp là thầy cô có quan điểm khác hay bác bỏ câu trả lời của mình, các bạn không nên mất bình tĩnh. Cứ từ từ trình bày, phân tích quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của thầy cô. Đặc biệt, không nên cãi lại thầy cô với thái độ không mang tình xây dựng.
Luôn tập trung trong suốt buổi thi, hãy là một người biết lắng nghe và trả lời thật thông minh
Hãy trả lời các câu hỏi nhiều hơn là chỉ nói “có” hoặc “không”. Nhấn mạnh vào phần tích cực chứ không phải tiêu cực. Sử dụng hai hoặc ba ý hay ví dụ để thể hiện những hiểu biết của bạn
Chú ý đến những tín hiệu báo buổi phỏng vấn sắp kết thúc
(chẳng hạn như người phỏng vấn nhìn đồng hồ, kéo ghế ra đằng sau, hoặc hoàn tất một loạt các câu hỏi)
Đừng quên cám ơn người hướng dẫn và các thầy cô tham gia làm giám khảo kỳ thi vấn đáp
Tiếp theo
Tóm tắt lại những gì bạn đã thể hiện, bạn làm tốt và không tốt ở chỗ nào, ghi chép lại tất cả. Chú ý xem bạn có thể làm gì để lần sau sẽ tốt hơn