Bị phạt hành chính có bị xem là có tiền sự hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #608689 15/02/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 6501
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 134 lần
    SMod

    Bị phạt hành chính có bị xem là có tiền sự hay không?

    Có nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề tiền sự. Vậy hãy cùng tìm hiểu tiền sự là gì? Bị phạt hành chính có bị xem như tiền sự không? Làm sao để xác định một người không còn tiền sự?

    (1) Tiền sự là gì?

    Hiện tại, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm của tiền sự. Riêng chỉ có Điểm b Khoản 2 Mục II Nghị quyết 01-HĐTP (đã hết hiệu lực) của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có đề cập đến tiền sự như sau: 

    “Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

    Như vậy, có thể hiểu rằng tiền sự là tình trạng người đã vi phạm pháp luật về hành chính nhưng mức độ vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải chịu xử phạt hình sự. Thuật ngữ người có tiền sự chỉ áp dụng trong thời gian thi hành việc xử phạt hành chính và chưa xóa kỷ luật, xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm mà người đó đã gây ra.

    (2) Bị phạt hành chính có bị xem như tiền sự không?

    Từ phần định nghĩa nêu trên, có thể thấy tiền sự được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính. Theo đó, một người bị xử phạt hành chính sẽ bị xem như là có tiền sự khi thỏa mãn 02 điều kiện sau đây:

    - Hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính là hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

    Như vậy, có thể thấy không phải mọi trường hợp bị phạt vi phạm hành chính đều bị xem như tiền sự. Có thể lấy vi phạm quy định về an toàn giao thông thông thường để làm ví dụ. Nếu trường hợp này, người vi phạm chỉ bị phạt tiền và không có dấu hiệu tội phạm. Thì trong thời gian bị tạm giữ giấy tờ xe và thời hạn nộp phạt, người đó không được coi như người có tiền sự.

    (3)  Làm thế nào để xác định một người không còn tiền sự

    Dựa theo những giải thích tại mục (1) và (2) thì một người được xóa tiền sự sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

    Mà tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm; hoặc 

    - 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm; hoặc 

    - Từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. 

    Ngoài ra, với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính như sau: 

    - 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm; hoặc 

    - 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm. 

    Để tổng kết lại, việc phạt hành chính chỉ bị xem như tiền sự khi người có hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có quyết định xử phạt hành chính nhưng chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

     
    2192 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (28/03/2024) Xmen-8711 (29/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận