Bị người 15 tuổi gây tai nạn

Chủ đề   RSS   
  • #528658 20/09/2019

    anhcongmobi

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bị người 15 tuổi gây tai nạn

    xin chào luật sư 
    luật sư cho tôi hỏi . ông nội tôi có sang đường , nhưng đã sang hết phần đường lên vỉa hè rồi vẫn bị một học sinh 15 tuổi đi xe máy 50cc lao vào . khiến ông tôi bị văng ra một đoạn dẫn đến dạn xương chậu và tụ máu não . điều chị tại bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng bác sỹ chỉ tiêm thuốc đến khi cho về vẫn phát thuốc để cho sau này tan dần . gia đình có con gây tai nạn chỉ đến hỏi thăm 2 lần rồi thôi không có trách nhiệm thăm lom và viện phí thuốc thang cho ông tôi . 
    -  vậy tôi xin hỏi luật sư là gia đình tôi kiện ra toàn và đòi bồi thường viện phí , đi lại của ông tôi lẫn 2 người luôn chăm sóc cho ông tôi được không ? và đòi bồi thường theo quy định là bao nhiêu ?
    -   tôi có được đòi tiền %sức khỏe , tiền ông tôi về nằm tại giường 3 tháng không . và tiền ảnh hưởng sức khỏe tinh thần không  ? và số tiền theo quy định nhà nước là bao nhiêu ạ . 
    xin cảm ơn luật sư đã quan tâm và mong luật sư giúp !

     
    1166 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhcongmobi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #528870   23/09/2019

    Limma
    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ Điều 586 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau :

    1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

    2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Như vậy theo quy định pháp luật trên thì nếu người đó có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường thiệt hại. Nếu tài sản riêng không đủ thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường.

    Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại khoản 1, phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì: Người gây tai nạn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân các khoản tiền sau:

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Trong trường hợp này không gây hậu quả chết người nên người gây tai nạn sẽ chịu trách nhiệm dân sự; Hai bên tự thỏa thuận số tiền bồi thường; Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận, bên kia không tự liên hệ để giải quyết bạn có thể yêu cầu;

    Nếu người gây tai nạn không chịu bồi thường; bạn có thể kiện ra tòa và bạn có nghĩa vụ thu thập chứng cứ chứng mình có thiệt hại về sức khỏe xảy ra (Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; ....) và tòa sẽ giải quyết cho bạn về khoản tiền bồi thường theo mức thiệt hại thực tế mà người gây tai nạn đã gây ra;

    Cập nhật bởi Limma ngày 23/09/2019 11:16:16 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/09/2019)