Bị lừa đảo qua mạng, cần làm gì?

Chủ đề   RSS   
  • #495264 28/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Bị lừa đảo qua mạng, cần làm gì?

    Chắc hẳn không ít trong số chúng ta đã nhận được các tin nhắn thông qua facebook, zalo,.. dạng như: nạp mã số thẻ cào điện thoại để làm thủ tục nhận thưởng xe SH; đặt mua các sản phẩm trên mạng nhưng hàng nhận được lại là sản phẩm kém chất lượng, hoặc các sản phẩm không như hóa đơn; hay để được nhận một món quà giá trị ngàn đô thì phải gửi phí trước…v..v… Vậy trong những trường hợp như trên, bạn cần làm gì để bảo vệ lợi ích của bản thân?

                                           

    Hầu hết trò lừa đều liên quan đến thẻ cào điện thoại của các nhà mạng di động. Do đó, theo khuyến cáo của các nhà mạng, khi nhận bất kỳ thông tin nào liên quan, người dùng nên chủ động gọi hỏi tổng đài. Hoặc có thể hỏi trực tiếp các công ty cung cấp dịch vụ để biết chính xác nội dung khuyến mãi, trúng thưởng có phải lừa đảo hay không.

    Riêng với kiểu lừa nhờ mua thẻ cào bằng tài khoản Facebook bị đánh cắp, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng phải hết sức cảnh giác khi nhận bất kỳ lời nhờ vả nào từ người thân. Tốt nhất người dùng nên chủ động gọi điện thoại trực tiếp với người đã gửi tin nhắn cho mình để kiểm tra.

                                       

    Đặc biệt đối với các vụ lừa đảo mua hàng qua mạng với giá trị lớn , bạn cần chú ý những điểm sau:

    Trước hết, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”

    Nếu giá trị tài sản thông qua giao dịch là 2.000.000 đồng trở lên thì hành vi lừa đảo của người bán sẽ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể trình báo ra cơ quan công an nơi bạn cư trú để họ giải quyết quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh việc mua bán giữa hai bên: hóa đơn chuyển khoản qua ngân hàng, ảnh, tin nhắn qua facebook hoặc tin nhắn qua điện thoại…

    Ngoài ra, trong trường hợp trên, bản chất của hành vi mua hàng qua mang là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết.

                     

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn tức là người bán hàng đang cư trú. Nếu bạn không biết người bán hàng hiện đang cư trú ở đâu bạn có thể yêu cầu tòa án nơi bạn cư trú để giải quyết.

    Đồng thời, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định:

    “5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”

    Do đó, khi khởi kiện bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh ban đầu như giấy tờ việc chuyển khoản, biên lai của người bán chụp lại, biên nhận từ nhân viên chuyển bưu điện…để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau 5 ngày kể từ ngày nhận đơn, tòa xem xét đơn kiện nếu đủ căn cứ và đúng thẩm quyền tòa án sẽ ra quyết định thụ lí. Nếu không đủ căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền thì tòa sẽ trả lại đơn kiện. Tuy nhiên, việc kiện ra Tòa rất ít khả quan, bạn nên báo cho cơ quan công an nơi bạn cư trú, để cơ quan công an sẽ điều tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau đó sẽ khởi tố kẻ phạm tội, từ đó hồ sơ được chuyển qua Tòa để giải quyết. 

    Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 28/06/2018 04:28:08 CH Cập nhật bởi tangoctram1101ulaw ngày 28/06/2018 04:27:28 CH
     
    28975 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500162   20/08/2018

    Theo mình sau khi biết mình bị lừa đảo thì mọi người nên chuẩn bị đầy đủ chứng cứ, biên lai giấy chuyển tiền và tin nhắn của kẻ lừa đảo… như chủ thớt đã nêu. Tuy nhiên, ngoài các tội danh mà chủ thớt đã nêu ở trên mình xin bổ sung thêm Điều 290 trong Bộ luật Hình sự 2015 khi người phạm tội có đủ hai hành vi là:

    - Sử dụng sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số

    - Thực hiện các thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật.

    Nếu người phạm tội không sử dụng mạng máy tính, viễn thông, internet hay thiết bị số mà có hành vi chiếm đoạt tài sản trái pháp luật thì sẽ áp dụng theo điều 174, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 189 như chủ thớt đã nêu ở trên.

    Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

    b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

    c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

    d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

    đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Có tính chất chuyên nghiệp;

    d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (21/08/2018)