Bị hại rút yêu cầu sẽ không khởi tố vụ án khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #532329 01/11/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Bị hại rút yêu cầu sẽ không khởi tố vụ án khi nào?

    Tham khảo:

    >>>[Tổng hợp] Thời hiệu khởi kiện đối với một số tranh chấp dân sự;

    >>>Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

    >>>Tổng hợp các loại thời hiệu;


    Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án. Theo đó, khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Vậy nếu người bị hại rút đơn yêu cầu thì không khởi tố trong trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 282 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định về các trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp, trong đó có trường hợp người bị hại rút đơn như sau:

    Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.

    Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã không giới hạn về thời điểm mà người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu.

    Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể mà các Tòa án giải quyết như sau (Căn cứ  Công văn 254/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015):

    Người bị hại rút đơn yêu cầu tại giai đoạn xét xử sơ thẩm:

    - Người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ Điều 45 và điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để ra quyết định đình chỉ vụ án, cụ thể:

    + Căn cứ: Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán, cụ thể:

    .....

    2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

    a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

    b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

    c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

    d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

    đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

    e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

    g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

    h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

    3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

    + Căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về các trường hợp ra quyết định đình chỉ vụ án của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa như sau:

    1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

    a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157* của Bộ luật này;

    *Căn cứ các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 Bộ luật hình sự như sau:

    3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

    4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

    5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

    6. Tội phạm đã được đại xá;

    7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

    - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ khoản 2 Điều 155 và Điều 299 của Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định đình chỉ vụ án, cụ thể:

    + Căn cứ: khoản 2 Điều 155 (đã nêu ở trên)

    + Căn cứ: Điều 299 về Việc ra bản án, quyết định của Tòa án như sau:

    1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.

    2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.

    3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

    - Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Tòa án phải hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc phẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.

    Người bị hại rút đơn yêu cầu tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:

    - Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của Bộ luật Tố tụng hình sự hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

    + Căn cứ: khoản 2 Điều 155 (đã nêu ở trên)

    + Căn cứ: Điều 359 về các trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đính chỉ vụ án trong các căn cứ sau:

    1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 (về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự: 1. Không có sự việc phạm tội; 2. Hành vi không cấu thành tội phạm) của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.

    2. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 (về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự) của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

    - Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.

    Vậy, nếu người bị hại rút đơn yêu cầu thì vụ án được đình chỉ, nếu xét thấy không có dấu hiệu bị ép buộc, cưỡng bức. Nếu có các dấu hiệu trên thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

     
    5723 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận