Theo quy định pháp luật thì Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự nếu hành vi mang tính chất nghiêm trọng.
Theo Khoản 1.a Điều 5
Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm...
Khi thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó bcòn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Không có gì là không thể.