Bị cáo trong vụ án hình sự có được xin xét xử vắng mặt không?

Chủ đề   RSS   
  • #607718 25/12/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bị cáo trong vụ án hình sự có được xin xét xử vắng mặt không?

    Vừa qua vụ bị cáo HVH trong vụ án “chuyến bay giải cứu” đã phép Tòa án xét xử vắng mặt. Tuy nhiên, yêu cầu của bị cáo bị Tòa bác bỏ và phiên tòa xét xử tiếp tục được thực hiện. Vậy trong vụ án hình sự trường hợp nào được xét xử vắng mặt?
     
     
    1. Có bắt buộc bị cáo phải có mặt khi xét xử?
     
    Theo khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa được quy định như sau:
     
    Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
     
    Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
     
    Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
     
    Nếu trong trường hợp bình thường khi phiên tòa xét xử vụ án hình sự diễn ra bắt buộc phải có mặt của bị cáo. Trường hợp bị cáo bị bệnh thì phiên tòa sẽ tạm hoãn.
     
    2. Trường hợp nào Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị cáo?
     
    Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
     
    - Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
     
    - Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
     
    - Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
     
    - Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
     
    3. Quy định về hỏi bị cáo trong phiên xét xử dựa trên nguyên tắc gì?
     
    Theo Điều 309 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 việc hỏi bị cáo được thực hiện như sau:
     
    - Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
     
    - Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
     
    + Kiểm sát viên hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội và những tình tiết khác của vụ án.
     
    + Người bào chữa hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiết khác của vụ án.
     
    + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự.
     
    + Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ.
     
    - Nếu bị cáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ án.
     
    Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.
     
    4. Trường hợp nào bị cáo được trả tự do?
     
    Căn cứ Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Trả tự do cho bị cáo
     
    Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
     
    - Bị cáo không có tội;
     
    - Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
     
    - Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
     
    - Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
     
    - Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
     
    726 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (15/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận