Bị cáo học vấn thấp có được Tòa án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Chủ đề   RSS   
  • #595295 07/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bị cáo học vấn thấp có được Tòa án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

    Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những chính sách được nhà nước và pháp luật khoan hồng cho các đối tượng phạm tội hình sự. Qua đó khắc phục hậu quả và phá được chuyên án nhanh, giảm án hình phạt tù hoặc chung thân cho người phạm tội để sớm được cải tạo trở về với xã hội.
     
    Bên cạnh những trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 mà người phạm tội có trình độ học vấn thấp, là lao động chính, có con nhỏ, có ông bà là người có công Cách mạng... Có được Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 hay không?
     
    bi-cao-hoc-van-thap-co-duoc-toa-an-giam-nhe-trach-nhiem-hinh-su
     
    Theo đó, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
     
    Vấn đề này được TANDTC giải thích tại khoản 5 mục I Công văn 212/TANDTC-PC 2019 như sau:
     
    Hiện nay quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 chưa được Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình xét xử, Tòa án có thể tham khảo quy định tại điểm c mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
     
    Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự 1999 để xác định tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
     
    - Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
     
    - Bị cáo có anh, chị, em ruột là liệt sĩ.
     
    - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên.
     
    - Người bị hại cũng có lỗi.
     
    - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba.
     
    - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo.
     
    - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản.
     
    - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
     
    Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
     
    Như vậy, nếu bị cáo hay người phạm tội mà không thuộc các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Bộ luật Hình sự 2015 mà thuộc trường hợp khác như gia cảnh khó khăn, là lao động chính hay có ông bà, cha mẹ là liệt sĩ, anh hùng vũ trang thì vẫn có thể được Tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999.
     
    322 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (08/12/2022) ThanhLongLS (07/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận