Bị cáo dưới 18 tuổi có được ngồi gần cha mẹ trong phiên toà được hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #591789 29/09/2022

    Bị cáo dưới 18 tuổi có được ngồi gần cha mẹ trong phiên toà được hay không?

    Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, chưa thể tham gia đầy đủ các quan hệ xã hội do họ có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý và thể chất. Từ việc chưa phát triển đầy đủ này, pháp luật đã có những quy định điều chỉnh riêng đối với họ.
     
    Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định về phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:
     
    1. Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; tường trong phòng xử án có màu xanh.
     
    Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng tại phiên tòa được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
     
    2. Bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng.
     
    3. Ngoài các quy định tại điều này, phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên phải bảo đảm quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
     
    Tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
     
    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
     
    Theo Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:
     
    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
     
    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
     
    3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
     
    4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
     
    Như vậy, cha mẹ là người đại diện của người dưới 18 tuổi nên bị cáo có thể ngồi gần với cha mẹ của mình khi tham gia tố tụng tại phiên toà. 
     
    255 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tathao123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591930   29/09/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Bị cáo dưới 18 tuổi có được ngồi gần cha mẹ trong phiên toà được hay không?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Qua bài viết này có thể thấy được là pháp luật Việt Nam thật sự rất là khoan hồng. Người dưới 18 tuổi, ở cái độ tuổi bồng bột chưa thể làm chủ được chính hành động của bản thân mình nên đôi khi sẽ xảy ra những sự việc rất đáng tiếc. Quy định để cha mẹ được ngồi gần bị cáo dưới 18 tuổi trong phiên toà là một quy định hợp lý vì dù là đang có tội nhưng nếu có người thân cũng sẽ có phần an tâm hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #592074   30/09/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Bị cáo dưới 18 tuổi có được ngồi gần cha mẹ trong phiên toà được hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ từ bạn. Pháp luật cho phép bị cáo dưới 18 tuổi được ngồi cùng người đại diện theo pháp luật khi xét xử tại toà. Theo đó, cha mẹ chính là một trong những người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên được pháp luật công nhận. Việc cho phép con dưới 18 tuổi được ngồi cạnh cha mẹ là phù hợp bởi lẽ con dưới 18 tuổi chưa đủ chính chắn, tâm lý dễ bị tác động.

     
    Báo quản trị |  
  • #593439   31/10/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Bị cáo dưới 18 tuổi có được ngồi gần cha mẹ trong phiên toà được hay không?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Người phạm tội là người 18 tuổi là đối tượng phạm tội đặc biệt cần được bảo vệ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Chính vì thế mà sự có mặt của người thân trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử là một điều thiệt sự cần thiết. Khi tiến hành xét xử tại Tòa án, sự căng thẳng dễ khiến cho người phạm tội là người dưới 18 tuổi lo sợ và bị ám ảnh tâm lý, vì vậy việc cho phép người đại diện là cha mẹ ngồi bên cạnh trong phiên tòa giúp cho người phạm tội ổn định, bình tĩnh trong quá trình xét xử.

     
    Báo quản trị |