Bị cáo bị xét xử vắng mặt thì người thân có được mời Luật sư giùm?

Chủ đề   RSS   
  • #613974 12/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27502
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 569 lần
    SMod

    Bị cáo bị xét xử vắng mặt thì người thân có được mời Luật sư giùm?

    Trường hợp nào thì bị cáo bị xét xử vắng mặt? Người thân có được mời Luật sư giùm không? Người thân thích trong trường hợp này bao gồm những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Những trường hợp nào sẽ xét xử vắng mặt đối với bị cáo?

    Theo Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án. Trường hợp bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp không vì lý do nêu trên thì sẽ bị áp giải.

    Còn nếu bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì sẽ tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn thì tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu truy nã bị cáo.

    Theo đó, hiện nay sẽ chỉ có 04 trường hợp xét xử vắng mặt đối với bị cáo bao gồm:

    - Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả.

    - Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa.

    - Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận.

    - Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

    Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên thì sẽ thực hiện xét xử vắng mặt đối với bị cáo.

    (2) Bị cáo bị xét xử vắng mặt thì người thân có được mời Luật sư giùm?

    Căn cứ Điều 75 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về lựa chọn người bào chữa như sau:

    - Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. 

    - Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. 

    Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người này phải chuyển đơn cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. 

    Theo đó, trong thời hạn là 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. 

    Trường hợp không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. 

    Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa. 

    - Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, pháp luật hiện hành cho phép việc người thân của bị cáo đang bị xét xử vắng mặt mời Luật sư thay cho họ.

    (3) Người thân thích của bị cáo bao gồm những ai?

    Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có giải thích về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như sau:

    “e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.”

    Theo đó, người thân thích của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là những người có quan hệ với bị can, bị cáo. Trong đó, bao gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

     
    212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận