BGDĐT phản hồi về kiến nghị giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường

Chủ đề   RSS   
  • #600936 30/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74886
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    BGDĐT phản hồi về kiến nghị giải pháp cho vấn nạn bạo lực học đường

    Bộ Giáo dục & Đào tạo phản hồi về kiến nghị người dân liên quan đến việc nạn bạo lực học đường.

    Theo đó, để trả lời về vướng mắc của cử tri trong vấn nạn bạo lực học đường cần có biện pháp xử lý, tránh những rủi ro gây hậu quả nặng nề, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có giải thích cụ thể sau:

    Để phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, Bộ GDĐT đã và đang thực hiện các giải pháp sau:

    - Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có kiểm tra và đánh giá các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”, Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; 

    Đồng thời ban hành các Thông tư, chương trình, kế hoạch theo từng giai đoạn, từng năm để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong toàn ngành Giáo dục.

    - Lồng ghép tích hợp các nội dung về giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các môn Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, hoạt động trải nghiệm và các môn học khác. Bộ GDĐT đã xây dựng “Cẩm nang pháp luật và kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục” dành cho các cơ sở giáo dục phổ thông; Sổ tay an ninh trật tự, an toàn trường học; Tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh phổ thông và nhiều tài liệu hướng dẫn khác. 

    Trong thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục xây dựng Sổ tay “Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn cho học sinh”, Tài liệu Tuyên truyền cho gia đình học sinh về ứng xử văn hóa, hướng dẫn công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về phòng ngừa bạo lực học đường, Sổ tay hướng dẫn tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông, Sổ tay thực hành công tác xã hội trường học,...

    - Bộ GDĐT thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố và chỉ đạo các sở GDĐT phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức ở địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh; tăng cường.

    Xem tiếp phản hồi của Bộ Giáo dục và đào tạo tại đây

    Tham khảo: Hành vi bạo lực học đường bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Thông tư 08/TT năm 1988 hướng dẫn về khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông do Bộ Giáo dục ban hành quy định về mức xử phạt dành cho hành vi bạo lực học đường cụ thể như sau:

    Đuổi học 01 năm đối với hành vi: Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương

    Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi

    Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình

    Ngoài hình thức thi hành kỷ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau

    Mức xử phạt liên đới đối với hành vi bạo lực học đường

    Đối với những trường hợp các đối tượng tham gia vào việc bạo lực học đường chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự thì những người giám hộ đương nhiên của các đối tượng trên sẽ phải chịu xử phạt liên đới đối với các đối tượng tham gia vào bạo lực học đường. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    - Thiệt hại khác do luật quy định.

    Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Như vậy, bạo lực học đường có thể bị đuổi học. Đồng thời, những người giám hộ đương nhiên của các bạn học sinh tham gia bạo lực học đường thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những người bị bạo lực như bồi thường chi phí về thuốc men, chữa trị do vết thương gây ra và bồi thường tổn thất về mặt tinh thần.

     
    570 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận