Liên quan đến nội dung anh nêu anh tham khảo Điều 20, Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Tùy vào loại hóa chất mà đơn vị lưu trữ phải lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoăc biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho phù hợp.
"Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
..."
"Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
..."
Theo đó, Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, nếu dự án có chứa ít nhất một hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có.
Về vấn đề này ngoài được quy định tại Nghị định 133/2017/NĐ-CP thì còn được hướng dẫn tại Thông tư 32/2017/TT-BCT anh có thể tham khảo thêm.