Lỗi giao thông nào thì được "phạt nguội" ?

Chủ đề   RSS   
  • #430982 16/07/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 120 lần


    Lỗi giao thông nào thì được "phạt nguội" ?

    Pháp luật không có quy định thế nào là “phạt nóng”, thế nào là “phạt nguội”. Đây chỉ là cách gọi thông dụng để chỉ hai hình thức xử phạt người vi phạm luật giao thông.

    Theo đó:

    - “Phạt nguội” là hình thức xử phạt được tiến hành sau khi hệ thống camera lắp trên các đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm trong nội đô ghi nhận được những vi phạm luật giao thông và truyền về Trung tâm xử lý.

    - Còn xử “phạt nóng” là việc xử phạt vi phạm được tiến hành ngay sau khi vi phạm được thực hiện, do cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tại hiện trường xảy ra vi phạm phát hiện và trực tiếp xử lý hoặc khi tại Trung tâm phát tín hiệu cảnh báo có xe vi phạm tại chốt sẽ thông qua bộ đàm thông báo trực tiếp cho tổ tuần tra để tiến hành bắt giữ và xử lý luôn tại chỗ.

    Hiện chưa có quy định những sai phạm nào thì bị “phạt nóng”, những sai phạm nào thì “phạt nguội”.

    Việc áp dụng “phạt nóng” hay “phạt nguội” tùy thuộc vào cơ sở vật chất và vào lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường. Ví dụ đối với những lỗi phổ biến của người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, đi sai làn, không chấp hành đèn tín hiệu…, nhưng ở những nơi có cảnh sát giao thông thì sẽ tiến hành “phạt nóng”. Còn những nơi không có cảnh sát mà đã lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông thì có thể sẽ áp dụng hình thức “phạt nguội” …

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    5037 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482115   14/01/2018

    Bất cập về quy định phạt nguội

    Phạt nguội là hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, một số các ngã tư, là trọng điểm giao thông có ghi nhận được các hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và truyền những thông tin này về trung tâm xử lý

    Khi tiếp nhận được các thông tin, hình ảnh được cung cấp. Trung tâm sẽ tiến hành viêc in ảnh , truy xuất thông tin người và xe thông qua dữ liệu đăng ký xe. Rồi qua đó xác định các thông tin như chủ phương tiện, địa chỉ rồi gửi thông báo đối với các đối tượng vi phạm. Và cuối cùng người vi phạm sẽ được mời đến trung tâm để xử phạt.

    Nói một cách đơn giản, “Phạt nguội” có nghĩa là việc xử phạt vi phạm giao thông sau khi đã thực hiện hành vi vi phạm được một thời gian trước đó rồi cứ không phải là xử lý trực tiếp tại địa điểm vi phạm

    Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng vi phạm hành chính để xử lý.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý VPHC năm 2012, có thể thấy, người có thẩm quyền chỉ xử phạt người có hành vi vi phạm giao thông. Chủ phương tiện không có nghĩa vụ phải nộp phạt thay cho người vi phạm mà chỉ có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp các bên cho mượn xe, mua bán xe nhưng không tiến hành đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc không xác định được chủ phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng vi phạm hành chính để xử lý.

    Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc thông báo “phạt nguội” không đến được tay người vi phạm. Trong nhiều trường hợp, người vi phạm có thể đã chuyển địa chỉ thường trú, tạm trú mà việc thay đổi chưa được cơ quan xử lý vi phạm cập nhật. Điều đó dẫn tới rất nhiều trường hợp họ không nhận được thông báo xử phạt để nộp phạt.

    Thứ ba, việc “phạt nguội” không gắn liền với việc tạm giữ phương tiện, giấy phép lái xe khi phát hiện vi phạm dẫn đến người vi phạm tiếp tục có những hành vi vi phạm tiếp theo, thậm chí có những vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, tính phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, thậm chí ngăn chặn tội phạm chưa cao.

    Thứ tư, liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như kê biên tài sản; khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm….còn đặt ra nhiều thách thức bởi việc xác định đối tượng vi phạm gặp nhiều khó khăn, vấn đề này cần nhiều thời gian cũng như nhân lực thực hiện, nhất là đối với những vi phạm tương đối nhỏ.

    Thứ năm, việc xử phạt nóng trực tiếp có thời gian nhất định còn xử phạt nguội kéo dài hàng năm và chỉ được xử lý khi chủ phương tiện đi đăng kiểm đã gây ra nhiều khó khăn, trở ngại, bất cập và chưa phù hợp so với luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì nguyên tắc của việc xử lý VPHC đó là: “Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”.

    Nguồn:phaply.net.vn

    Cập nhật bởi ninh2407 ngày 14/01/2018 11:19:18 CH
     
    Báo quản trị |