Bất cập của đặt cọc

Chủ đề   RSS   
  • #530406 05/10/2019

    Bất cập của đặt cọc

    Việc đặt cọc trong đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự hiện nay có rất nhiều bất cập. Có khi còn bị kiện oan, mất tiền oan. 

    Mình chỉ mới thấy được một vài bất cập thôi, dưới góc độ của các bạn thì sao ạ?

    Mình cùng đưa ra bất cập của nó và đề xuất những cái cần được sửa lại nhé.

     
    5225 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TamAnhHue_128 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530423   06/10/2019

    Việc đặt cọc khi mua nhà đất thì phải vừa tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, phải vừa tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản mới chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện nay, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ điều chỉnh các hành vi kinh doanh bất động sản kể từ thời điểm các bên đã giao kết hợp đồng, nhưng không điều chỉnh các hành vi xảy ra trước thời điểm ký kết hợp đồng kinh doanh bất động sản.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntma vì bài viết hữu ích
    TamAnhHue_128 (22/10/2019)
  • #530427   06/10/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Quy định này là công bằng rồi mà, bất cập gì đâu

    Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    TamAnhHue_128 (22/10/2019)
  • #530894   16/10/2019

    Việc đặt cọc hiện nay đặc biệt phổ biến và vô cùng quan trọng, bạn nghĩ với vỏn vẹn một điều luật như vậy liệu có giải quyết được khi các bên xảy ra tranh chấp về hình thức (hợp đồng miệng), về tài sản đặt cọc (bên đặt cọc chỉ có giấy chứng nhận quyền sở hữu về một tài sản nào đó thôi và muốn sử dụng để đặt cọc thì sao). Chắc chắn là không chỉ đơn giản tại 328

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TamAnhHue_128 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/10/2019)
  • #537404   15/01/2020

    Có thể có trường hợp bên nhận đặt cọc không thực hiện đúng cam kết đặt cọc vì lý do khách quan, có án lệ rồi đó. Nhưng pháp luật đã có quy định điều chỉnh cái này đâu, đây là một bất cập đó

    Án lệ số 25/2018/AL

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanbac716@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/01/2020) TamAnhHue_128 (29/09/2020)