Bắt cá hai tay là gì? Ngoại tình có phải là bắt cá hai tay không?

Chủ đề   RSS   
  • #608881 27/02/2024

    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Bắt cá hai tay là gì? Ngoại tình có phải là bắt cá hai tay không?

    Tôi muốn hỏi bắt cá hai tay là gì? Bắt nguồn từ đâu? Ngoại tình có phải là bắt cá hai tay không?_Thu Hằng(Hà Nội)

    Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

    1. Bắt cá hai tay là gì? Bắt nguồn từ đâu?

    “Bắt cá hai tay” là một trong những thành ngữ thuộc kho tàng ca dao, thành ngữ - tục ngữ Việt Nam. Hình ảnh “bắt cá” là một hoạt động trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam xưa. Thời xưa, đời sống còn khó khăn, người dân thường đi đánh bắt cá dưới các sông, suối, ao, hồ để phục vụ bữa ăn gia đình. Lễ hội bắt cá cũng như thi bắt cá bằng tay đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Theo đó, Lễ hội đánh cá truyền thống ở Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay (thường được tổ vào ngày 12-13 tháng 07 âm lịch để người dân cầu gặp nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi).

    Ví dụ: Hàng nghìn người dân mang theo dụng cụ như nơm, vó, lưới... lao xuống đầm đánh bắt cá tại các  lễ hội như: lễ hội đánh cá thờ ở Phong Châu - Phú Thọ; lễ hội đánh cá làng Me ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội; Lễ hội đánh cá Đồng Hoa hay còn gọi là lễ hội Vực Rào, tồn tại ở địa phương này gần 300 năm.

    Từ đó, ông cha ta đã mượn hình ảnh “bắt cá” để tạo nên câu thành ngữ “Bắt cá hai tay” với ý nghĩa như sau:

    - Theo nghĩa đen, câu thành ngữ "Bắt cá hai tay" chỉ việc con người dùng tay để bắt cá. Tuy nhiên, nếu dùng hai tay để bắt một con cá thì là chuyện bình thường, dễ dàng nhưng mỗi tay bắt một con cá thì lại rất khó thực hiện. Đây là một hình ảnh thực tế trong đời sống thường ngày mà ta dễ dàng bắt gặp.

    - Theo nghĩa bóng, câu thành ngữ "Bắt cá hai tay" muốn nói đến hành động khôn lỏi, tham lam, ôm đồm, muốn có nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng một lúc.

    Như vậy, theo như những lý giải trên, ông cha ta đã dùng câu thành ngữ "Bắt cá hai tay" để mỉa mai, phê phán hành động tham lam, không biết lượng sức mình mà muốn làm nhiều việc cùng lúc, cuối cùng chẳng được gì, mất hết tất cả. Đây cũng là một hành động gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân và người khác.

    2. Ngoại tình có phải là bắt cá hai tay không?

    Hiện nay, khi nhắc đến việc “Bắt cá hai tay” người ta thường nghĩ đó là hành vi ngoại tình. “Bắt cá hai tay” là câu thành ngữ được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay không chỉ nói về lòng tham của con người mà còn phê phán hành vi phản bội lòng chung thủy trong tình yêu.

    Theo đó, ngoại tình là hành vi có mối quan hệ tình cảm, thân mật với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, điển hình là mối quan hệ vợ chồng. Một số đặc điểm điển hình cho hành vi ngoại tình:

    - Có mối quan hệ tình cảm với người khác ngoài vợ/chồng của mình, phản bội lòng tin và cam kết trong hôn nhân;

    - Đối tượng của ngoại tình có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người quen hoặc người lạ;

    - Ngoại tình bao gồm những hành vi như hẹn hò, tán tỉnh, quan hệ thân mật với người khác;

    ...

    Như vậy, ngoại tình là một ví dụ điển hình cho câu thành ngữ “Bắt cá hai tay” nói đến sự tham lam về mặt tình cảm, tình yêu, là hành vi không chung thủy với vợ/chồng hoặc người bạn đời. Đồng thời, ngoại tình là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn và tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì vậy, mọi hành vi ngoại tình đều bị lên án về mặt đạo đức và pháp luật.

    3. Vợ hoặc chồng ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

    Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và thuần phong mĩ tục dân tộc Việt Nam, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.

    Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà vợ hoặc chồng ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    Xử phạt vi phạm hành chính hành vi ngoại tình

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

    Như vậy, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình hoặc đã có gia đình mà ngoại tình với người khác, nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi ngoại tình

    Hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng cụ thể:

    - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

    + Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

    Như vậy, người có hành vi ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt đến 03 năm tù. Tuy nhiên trong thực tế hành vi ngoại tình thường chỉ được giải quyết theo phương pháp dân sự là chấm dứt hôn nhân, hoặc chỉ được xử lý ở mức độ hành chính, hiếm khi có vụ án nào liên quan đến vấn đề hình sự, trừ trường hợp nghiêm trọng liên quan đến nguyên nhân dẫn đến chết người.

     
    273 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận