Trong quãng thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật các tin tức liên quan trong lĩnh vực F&B Việt Nam mà cụ thể trong ngành kinh doanh đồ uống xoay quanh cuộc đối đầu nảy lửa và không có hồi kết giữa hai thương hiệu thức uống dành cho trẻ em lớn tại Việt Nam là Nestle Việt Nam - sở hữu thương hiệu sữa Milo và Friesland Campina - sở hữu thương hiệu sữa Ovantine.
Cuộc chiến bắt đầu từ việc thương hiệu Ovantine khởi động chiến dịch Marketing mang tên “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” với câu Slogan “Nếu con không thể làm bố mẹ tự hào như bạn ấy, bố mẹ có hết thương con không?“ mà theo Milo là vi phạm nghiêm trọng pháp luật cạnh tranh, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về quảng cáo
Dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu Ovanntine thuộc Tập đoàn Frieslandcampina thông qua vụ kiện Nestle Việt Nam kiện Frieslandcampina có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm nghiêm trọng luật Quảng cáo. Mình xin trình bày quan điểm như sau:
Thứ nhất, Việc Milo - Nestle Việt Nam cho rằng phía Ovantine - Frieslandcampina có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể vi phạm Điều 39 Luật Cạnh Tranh 2004 quy định về các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh, trong đó tập trung vào hai hành vi chính là: gièm pha doanh nghiệp khác (Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004) và quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45 Luật cạnh tranh 2004)
Tại đây, có thể nhận thấy rằng, đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, nếu dẫn chiếu các cơ sở pháp lý thì ở đây doanh nghiệp thực hiện hành vi gièm pha phải có“ hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị gièm pha.
Tuy nhiên, trong chiến dịch Marketing của mình, Ovantine không hề tung ra các chiêu trò như tung các thông tin không trung thực nhằm hạ uy tín đối thủ, cụ thể là thương hiệu Milo mà Ovantine chỉ đơn thuần đang xây dựng một chiến dịch quảng bá quy mô lớn cho sản phẩm của mình. Vì vậy, hoàn toàn không có căn cứ khi cho rằng Ovantine có hành vi gièm pha doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh.
Bên cạnh đó, căn cứ Luật Cạnh tranh 2004 quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam hiện nay gồm có so sánh trực tiếp, bắt chước và gây nhầm lẫn.
Trong đó, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi sau: so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng; đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp.
Quảng cáo gây nhầm lẫn được chia ra hai loại, đó là quảng cáo gian dối và quảng cáo gây sự hiểu nhầm, nếu căn cứ theo các quy định trên thì Ovaltine không có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. Hay nói cách khác, phía Nestle Việt Nam đưa ra bằng chứng mơ hồ.
Thứ hai, Nestle cho rằng, Công ty Frieslandcampina (sở hữu thương hiệu Ovaltine) không chỉ sao chép trái phép ý tưởng của Nestle mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có sự hiểu nhầm về sản phẩm Milo, vi phạm quyền tác giả của Nestle, khi có rất nhiều yếu tố trong Chiến dịch Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của Chiến dịch Milo.
Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật về Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay chưa đề cập đến việc bảo hộ , “ý tưởng”, đây không phải là đối tượng được bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2004, sửa đổi, bổ sung 2009, mà theo Luật chỉ bảo hộ tác phẩm, đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể, như tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu,…
Do đó, Nestlé cho rằng chiến dịch Ovaltine “sao chép trái phép ý tưởng” thìhoàn toàn không có căn cứ và không mang tính thuyết phục.
Thứ ba, Nestle viện dẫn căn cứ Ovantine vi phạm Khoản 10 và Khoản 13 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, cụ thể “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp [….] hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác“ và “Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ“.
Ở đây, Luật Quảng cáo chỉ quy định về hành vi quảng cáo sử dụng phương pháp trực tiếp mà không quy định về các hành vi so sánh gián tiếp, cụ thể trên các poster quảng cáo của Ovantine không hàm ý đưa các nội dung nhằm bôi xấu hình ảnh thương hiệu Milo, phần lớn các poster được liên hệ với màu xanh đậm, màu đặc trưng của Milo và các hình ảnh xuyên suốt posters sử dụng màu chủ đạo là màu đỏ, màu đại diện thương hiệu - Ovantine.
Ngoài ra, do hành vi của Ovantine không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên cũng có nghĩa là FrieslandCampina đồng thời không bị rơi vào hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.