Bảo vệ, Phục hồi và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Chủ đề   RSS   
  • #610721 18/04/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bảo vệ, Phục hồi và Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất.

    Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm sức sống của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc kiểm kê, nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, gìn giữ, phát huy, thực hành, truyền dạy, giáo dục trong hoặc ngoài nhà trường cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau của di sản.

    Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động dựa trên bản chất tự nhiên và giá trị của di sản nhằm tái tạo, củng cố các thực hành, giữ gìn các yếu tố, biểu đạt của di sản đang bị biến đổi hoặc đe dọa biến mất cần được bảo vệ để di sản văn hóa phi vật thể tồn tại lâu dài và phát triển.

    Dưới đây là toàn bộ nội dung về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP.

    1. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền

    Điều 12 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi có một hoặc một số các tiêu chí sau đây:

    - Sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nghệ nhân, người thực hành và thế hệ kế cận trong cộng đồng chủ thể;

    - Sự suy giảm và biến đổi nghiêm trọng những các biểu đạt văn hóa, các bài bản, công cụ, hiện vật và đồ tạo tác liên quan;

    - Sự biến đổi, thu hẹp thậm chí biến mất các không gian thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

    - Sự thay đổi điều kiện thực hành và hình thức thực hành di sản do biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa dẫn đến biến đổi ý nghĩa và chức năng xã hội của di sản văn hóa phi vật thể;

    Căn cứ xác định di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền thuộc Danh mục kiểm kê hàng năm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định:

    - Căn cứ các tiêu chí quy định tại Công ước 2003 đối với di sản đăng ký vào Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp;

    - Căn cứ kết quả kiểm kê thực trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể so với thời điểm được UNESCO ghi danh hoặc đưa vào Danh mục của quốc gia;

    - Căn cứ đề xuất của cộng đồng chủ thể di sản văn hóa phi vật thể.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng về di sản văn hóa triển khai ngay lập tức các biện pháp, nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp gồm:

    - Tư liệu hóa các biểu đạt, thực hành và các bài bản của di sản văn hóa phi vật thể;

    - Phục hồi không gian thực hành di sản và môi trường liên quan;

    - Phục hồi các tập tục, biểu đạt và các thực hành;

    - Hỗ trợ nghệ nhân, người thực hành tổ chức truyền dạy;

    - Hỗ trợ các cá nhân trong cộng đồng theo học;

    - Hỗ trợ cộng đồng trang bị, chế tác công cụ, đồ tạo tác liên quan;

    - Hỗ trợ cộng đồng chủ thể thực hành và duy trì thực hành;

    - Các biện pháp bảo vệ khác theo đề xuất của cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và phù hợp từng loại hình di sản;

    - Xây dựng, tổ chức thực hiện đề án và có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khẩn cấp;

    - Có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được kịp thời hướng dẫn, phối hợp thực hiện; đề nghị UNESCO hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

    Kinh phí bảo vệ khẩn cấp di sản có nguy cơ mai một, thất truyền thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Nghị định 39/2024/NĐ-CP.

    2. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể

    Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP thì nhiệm vụ phục hồi gồm: phục hồi các biểu đạt, tập tục, thực hành, đồ vật, không gian thực hành và môi trường liên quan của di sản văn hóa phi vật thể.

    Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP và:

    - Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

    - Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;

    - Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

    Căn cứ vào kết quả thực hiện đề án phục hồi di sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn lực bảo đảm di sản được duy trì thực hành và phát huy trong đời sống.

    3. Phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    Các loại đề án gồm:

    - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

    - Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

    - Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

    Nội dung cơ bản của đề án gồm:

    - Sự cần thiết xây dựng đề án;

    - Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    - Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

    - Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    - Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

    - Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

    - Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

    - Lộ trình, thời gian triển khai;

    - Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

    - Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

    - Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

    Đề án được xây dựng 05 (năm) năm một lần, tầm nhìn 10 (mười) năm.

    Đề án được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện theo lộ trình triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo hiện trạng của di sản để bảo đảm sự phù hợp, khả thi.

    Như vậy, trên đây là nội dung liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền cũng như nội dung phục hồi di sản văn hóa phi vật thể, phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

     

     
    723 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận