Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

Chủ đề   RSS   
  • #590653 31/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

    Trong những năm gần đây, nhiều hành vi tham nhũng của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn được người dân trung thực tố cáo, phát huy quyền dân chủ trong đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật. Người dân không còn thờ ơ với công việc của Nhà nước, ý thức được trách nhiệm của mình và biết đấu tranh góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. 

    Đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn còn e ngại do sợ gánh chịu hậu quả. Vậy pháp luật có quy định gì về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng này hay không?

    Tham nhũng là gì?

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

    Trong đó:

    - Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

    + Cán bộ, công chức, viên chức;

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    + Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    + Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

    + Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

    - Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

    to-cao-tham-nhung

    Tố cáo tham nhũng là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

    Vậy Tố cáo tham nhũng là việc tố cáo của các cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 về các vấn đề tham nhũng như: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

    Đối tượng nào tố cáo hành vi tham nhũng được pháp luật bảo vệ?

    Theo Thông tư 145/2020/TT-BCA tại Khoản 1 Điều 3 quy địnnh những người được bảo vệ gồm:

    - Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí;

    - Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ).

    Lưu ý: Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư 145/2020/TT-BCA.

    Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ

    Theo đó, người tố cáo hành vi tham nhũng sẽ được cơ quan Công an các cấp; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện: bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm.

    Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ.

    Lưu ý: tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 145/2020/TT-BCA.

    Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ

    Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.

    Tóm lại, mọi công dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo. Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam. Vậy nên, thực hiện và tuân thủ đúng quy định về việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng là góp phần ổn định trật tự xã hội và xây dựng nước nhà.

     
    1041 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590798   06/09/2022

    Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Thực tế phản ánh còn nhiều hiện tượng “mũ ni che tai”, không phản ánh, tố cáo những vi phạm pháp luật khi những vi phạm đó không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình vì sợ liên lụy đến bản thân. Thậm chí, có nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng công dân cũng không dám tố cáo vì đối tượng sử dụng các thủ đoạn che giấu hành vi vi phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các hành vi bạo lực khiến cho công dân hoang mang, lo sợ. Đặc biệt, đối với các hiện tượng tham nhũng thì tâm lý này có phần còn nặng nề hơn vì những đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, địa vị và ảnh hưởng trong xã hội, thường ở “thế mạnh”, còn người “tố cáo” thì thường lại ở “thế yếu”. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    xuanuyenle (07/09/2022)
  • #605040   27/08/2023

    quochungdo
    quochungdo

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/08/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

    Tình huống pháp luật

    Ông A là Chủ tịch UBND huyện thỏa thuận với chị B đang là công chức Văn phòng HĐND và UBND huyện (gọi tắt là Văn phòng huyện) sẽ bổ nhiệm chị B lên chức Chánh Văn phòng huyện nếu vợ chồng chị B chịu đưa số tiền 300 triệu đồng cho ông A. Chị B bàn bạc việc này với chồng là anh C, hai vợ chồng đã thống nhất và anh C đưa đủ số tiền cho ông A theo yêu cầu. Trong quá trình ông A chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm chức danh Chánh Văn phòng huyện cho chị B, sự việc bị tố giác do anh C phát hiện chị B còn nhiều lần quan hệ tình dục với ông A. Việc quan hệ tình dục này do chị B bị ông A ép buộc, nếu không đồng ý sẽ không được bổ nhiệm. Điều này làm anh C tức giận và đã tố cáo, cung cấp chứng cứ về hành vi “vừa đòi tiền, vừa đòi tình” của ông A đến cơ quan có thẩm quyền.

    Hãy nêu các hành vi vi phạm pháp luật của ông A, chị B, anh C trong tình huống nêu trên? Xác định ai là người có hành vi tham nhũng và người (hoặc những người) đó có thể bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quochungdo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/08/2023)