Báo thủ là gì? Đua xe trái pháp luật có được xem là báo thủ?

Chủ đề   RSS   
  • #608912 28/02/2024

    Báo thủ là gì? Đua xe trái pháp luật có được xem là báo thủ?

    Hiện nay, mạng xã hội xuất hiện một cách nói khá bắt trend đó là báo thủ. Vậy, báo thủ được hiểu như thế nào?

    Báo thủ là gì? Đua xe trái pháp luật có được xem là báo thủ? 

    Báo thủ được biết đến như một từ lóng do các gen Z sáng tạo ra chỉ những người vô dụng, phá giỏi hơn làm. Từ ngữ này còn được sử dụng để ám chỉ những người không giúp được gì, rất giỏi trong việc phá hoại, làm ảnh hưởng đến người khác cũng như tần suất phá hoại xuất hiện rất nhiều lần.

    Bất kỳ ai cũng có thể trở thành báo thủ, bởi ý nghĩa báo thù là gì khá linh động, có thể chỉ cả người lẫn con vật. Tuy nhiên vẫn còn tùy thuộc vào mức độ thường xuyên hay không để xác định được đó có thật sự là báo thủ.

    Cụm từ báo thủ thường được sử dụng đa dạng ở nhiều trường hợp trong đời sống, có thể là trường hợp tiêu cực lẫn tích cực, điển hình thường thấy sau:

    Có những thanh niên thường hay đua đòi ăn chơi, lạng lách đánh võng, đua xe trái pháp luật, vượt đèn đỏ, …để thể hiện tuổi trẻ được xem là một dạng báo thủ tiêu cực. 

    Tuy nhiên cũng có những vụ tai nạn vui trong cuộc sống như vẩy rau làm rớt hết rau, nấu cơm quên bấm nút,... cũng được xem là những báo thủ, tuy nhiên mang đến nhiều khoảnh khắc vui nhộn và tiếng cười cho người xem.

    Mức xử phạt đối với hành vi đua xe trái pháp luật là bao nhiêu?

    Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đua xe trái phép

    Tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép như sau:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    + Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

    + Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép

    Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

    - Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);

    - Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

    Truy cứu trách nhiệm tội đua xe trái phép

    Người có hành vi đua xe trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), cụ thể:

    - Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 Bộ luật Hình sự) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    - Mức phạt cao nhất đối với tội danh đua xe trái phép là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

    - Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     
    67 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận