Bạo lực gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #491749 14/05/2018

    Bichphuong19042004

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạo lực gia đình

    Chào ạ! Từ nhỏ tới bh tui pải chịu đòn rất nhìu. Mới đây bố tôi nhậu say về kím chuyen vs tôi dù tôi làm sai chuỵn nhỏ nhất đánh tới sưg mắt. Mới tối đây tui đi làm về tôi ĐT tới rước nhưg trog khi đó tôi đag lộ bộ về. Cha tôi tới cty nhưg kh thấy tôi liền chạy ra bắt gặp tôi dag ik trên đườg về liền nhào tới đáh tôi ns là; "mày lộ bộ về hk ns vs tao làm tao chạy zô chạy ra" vừa ns xog cha tui liền nhào tới đáh tôi rất nhìu với sự chứg kiến bao nhiêu ng ở đó họ cũg cang ngăn nhưg cha tôi vẫn đáh tôi cho tới khi mẹ tui tới Tôi chỉ mới 15t đã đi làm phụ giúp gia đình cha tui hk còn hk pít thw tui TÔI CẢM THẤY TỦI THÂN VÔ CÙNG -vạy tôi xin hỏi luật sư làm cách nào để có thể chấm dứt tình cha con thót khỏi cuộc sốg bạo lực gia đình mà cha tui hk quấy phá tôi Và hk có quyền đánh đập hay quấy rối tôi!
     
    1258 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491809   15/05/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Chào bạn, căn cứ theo Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2007 thì hành vi của cha bạn là một hành vi sai trái và bị pháp luật cấm theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, cụ thể như sau:

    1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

    b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

    e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

    g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

    h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

    i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

    Để bảo vệ chính bản thân bạn và những người trong gia đình bạn có quyền:

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

    - Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc

    - Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

    - Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác

    >>> Các đơn vị bạn có thể nhờ hỗ trợ như: cơ quan công  an nơi gần nhất, Uỷ ban nhân dân nơi bạn đang sinh sống, nếu nơi bạn đang sống có các cơ sở như bảo trợ xã hội, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở khám chữa bênh hoặc các địa chỉ tập thể đáng tin cậy,… 

    Những cơ quan này sẽ giúp bạn tránh được những đòn, roi, cũng như nạn bạo lực mà bạn đang phải gánh chịu… tôi khuyên bạn hãy lên tiếng cho quyền lợi của mình, bạn còn quá nhỏ để phải tự giải quyết những vấn đề này.

    Chúc bạn hạnh phúc!

     
    Báo quản trị |