>>> 9 điều LUẬT PHÁN ai cũng nên đọc một lần trong năm 2019
>>> Để Tết Kỷ Hợi an toàn và trọn vẹn
>>> Bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên Đán sao cho đúng luật?
Thời gian cận Tết, trên nhiều trang mạng xã hội cũng như tại nhiều cửa hàng rầm rộ cung cấp bao lì xì “độc” in hình tiền polime đủ các mệnh giá 50k, 100k, 500k, đây hiện đang là mặt hàng thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
Câu hỏi đặt ra: Việc in ấn bao lì xì hình tiền như trên có vi phạm pháp luật không?
Có nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cách in họa tiết trang trí bình thường, bởi lẽ việc in hình tiền đồng trên bao lì xì không nhằm lừa dối và sử dụng như tiền giả cho nên không vi phạm. Tuy nhiên, chiếu theo quy định pháp luật hiện hành thì sao?
Xét theo phía bảo vệ đồng tiền thì có khoản 3 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định:
“Cấm sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào mà không có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước”.
Mặt khác, tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 về việc bảo vệ tiền Việt Nam cũng có quy định tương tự:
“Nghiêm cấm hành vi sao, chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp nhận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Tuy nhiên, xét về bản chất trong trường hợp này là sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam để in ấn lên các bao lì xì chứ KHÔNG phải sản phẩm sao chụp.
Pháp luật quy định về chế tài xử phạt cụ thể tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, phải tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề xác định hành vi vi phạm vì chưa có quy định hướng dẫn: Hiểu như thế nào là “sao chụp, in ấn, sử dụng…” KHÔNG ĐÚNG?
Từ đó dẫn đến thực tế có quan điểm cho rằng hành vi in tiền lên bao lì xì mang bản chất là sản phẩm in ấn chứ không phải sao chụp và nguyên tắc là người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Vì vậy, việc in hình tiền Việt Nam trên bao lì xì sẽ không vi phạm pháp luật.
Nên chăng việc áp dụng tương tự pháp luật?
Mặc dù không có quy định cụ thể trực tiếp điều chỉnh nhưng thiết nghĩ chúng ta cần nhìn nhận vấn đề với góc độ đánh giá tương tự về tính chất pháp lý với loại hình vàng mã (vàng mã cũng in hình tiền Việt Nam và cũng để phục vụ nhu cầu về phong tục tín ngưỡng) bằng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật. Từ đó, vận dụng vào trường hợp này để hiểu đúng bản chất đúng sai của hành vi in hình tiền Việt Nam trên phong bao lì xì.
Theo đó, việc in ấn vàng mã được cụ thể hóa với các quy định hướng dẫn:
“Việc in sản phẩm vàng mã không được sử dụng nội dung, hình ảnh, họa tiết, màu sắc của tiền Việt Nam và nước ngoài. Kích thước sản phẩm vàng mã (tiền mã) phải lớn hơn hoặc nhỏ hơn tiền Việt Nam, tiền nước ngoài từ 3cm trở lên mỗi chiều và chỉ in một màu, một mặt” (Khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2010/TT-BTTTT).
Cơ sở in bên cạnh việc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, nếu tham gia in sản phẩm là vàng mã, phải đăng ký loại vàng mã dự định in với Sở Thông tin và Truyền thông sở tại.
Áp dụng tương tự cho hành vi in ấn phong bao lì xì với hình ảnh tiền thật thì để bảo vệ hình ảnh đồng tiền Việt Nam, đây cần được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý.
Các thành viên Dân Luật hãy chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề nào???