1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Phân loại bảo hiểm xã hội
* Bảo hiểm xã hội là hệ thống bảo hiểm quan trọng trong xã hội, bao gồm hai loại chính:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đây là loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức và mọi người lao động cũng như người sử dụng lao động đều phải tham gia. Mục tiêu của loại bảo hiểm này là đảm bảo một mức độ bảo vệ cơ bản cho toàn bộ cộng đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động sẽ đóng một khoản tiền bảo hiểm hàng tháng dựa trên thu nhập và mức đóng quy định. Điều này đảm bảo rằng người lao động sẽ nhận được các chế độ và quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cũng như hưu trí và chế độ tử tuất khi cần thiết.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đây là loại bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, nhưng người tham gia được tự do lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Chính phủ cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia có thể hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất khi cần thiết. Loại bảo hiểm này mang tính tự nguyện, cho phép người tham gia tùy chỉnh các khoản đóng và nhận các chế độ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và ưu tiên cá nhân.
3. Bảo hiểm xã hội không cập nhật quá trình đóng có sao không?
VssID - Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng đột phá trên nền tảng di động, phát triển bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Với VssID, việc thay thế Sổ BHXH và Thẻ BHYT giấy truyền thống. Ứng dụng này cho phép người dùng tiếp cận thông tin liên quan đến BHXH và BHYT một cách nhanh chóng và trực quan. Bạn không cần mang theo các giấy tờ vật lý, chỉ cần mở ứng dụng trên điện thoại di động của mình để truy cập vào các thông tin cá nhân và quản lý tài khoản BHXH và BHYT.
Hiện nay, việc đồng bộ dữ liệu về quá trình tham gia đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm tai nạn lao động (BHTN) của người tham gia gặp một số khó khăn do tải lượng dữ liệu lớn. Do đó, khi một số người dùng tra cứu quá trình đóng BHXH trên ứng dụng VssID, chỉ hiển thị thông tin về quá trình đóng BHXH tại đơn vị gần nhất mà không tra cứu được thông tin về các quá trình đóng BHXH trước đó.
Ngoài ra, nếu đã nhận được tờ rời sổ BHXH hàng năm thì quá trình đóng BHXH đã được cập nhật trên hệ thống của cơ quan BHXH Việt Nam. Nói tóm lại, bảo hiểm xã hội không cập nhật quá trình đóng cũng không sao nếu đã nhận được tờ tời sổ BHXH.
4. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.