Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ

Chủ đề   RSS   
  • #608792 22/02/2024

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ

    Doanh nghiệp tư nhân có dưới 10 người lao động có được xem là doanh nghiệp siêu nhỏ? Báo cáo tài chính cuối năm và thực hiện ghi chép kế toán thực hiện theo thông tư nào? Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào?

    Doanh nghiệp tư nhân có dưới 10 người lao động có được xem là doanh nghiệp siêu nhỏ?

    Căn cư Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

    + Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người.

    + Và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

    - Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

    + Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người

    + Và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng

    ==>> Theo đó, để xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải đáp ứng các điều kiện như trên theo lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động chứ không phải chỉ xác định dựa trên số lượng người lao động.

    Báo cáo tài chính cuối năm và thực hiện ghi chép kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ

    Căn cứ Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định đối tượng áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

    ==>> Theo đó, chế độ kế toán bao gồm báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

    Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại khoản 3 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC  bao gồm:

    - Báo cáo tình hình tài chính

    Mẫu số B01 - DNSN

    - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    Mẫu số B02 - DNSN

    - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

    Mẫu số B09 - DNSN

    Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

    Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

    Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DNSN)

    - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

    Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu phát sinh khi bán hàng và cung cấp dịch vụ.

    Số liệu của chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 911.

    - Giá vốn hàng bán (Mã số 02)

    Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐSĐT, giá vốn của thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, các chi phí được tính vào giá vốn sau khi trừ đi các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.

    Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ của TK 911.

    - Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 03)

    Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.

    Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642, đối ứng với bên Nợ của TK 911.

    - Lãi/lỗ hoạt động tài chính và hoạt động khác (Mã số 04)

    Chỉ tiêu này phản ánh số lãi hoặc lỗ phát sinh từ hoạt động tài chính và hoạt động khác trong kỳ báo cáo.

    Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa tổng số phát sinh bên Có TK 515, 711 (sau khi trừ các khoản điều chỉnh giảm doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) với tổng số phát sinh bên Nợ TK 635, 811 (sau khi trừ các khoản điều chỉnh giảm chi phí tài chính, chi phí khác).

    Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

    - Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 05)

    Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí thuế TNDN.

    Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

    Mã số 05 = Mã số 01 - Mã số 02 - Mã số 03 + Mã số 04.

    - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 06)

    Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 đối ứng với bên Nợ TK 911 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

    - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 07)

    Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo.

    Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

    Mã số 07 = Mã số 05 - Mã số 06.

     
    240 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận