Chào chị,
Đối với trường hợp chị nêu, em có quan điểm như sau:
Căn cứ Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2019:
"Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non·
[...]
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, yêu cầu đối với giáo viên mầm non về sau sẽ là phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên. Tuy nhiên, từ Khoản 2 của Điều 72 Luật Giáo dục 2019, có thể đưa ra 02 kết luận:
-Việc nâng trình độ chuẩn sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định => Không phải thời điểm Luật này có hiệu lực sẽ bắt buộc giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng ngay.
-Việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định về bằng cấp do Bộ trưởng các Bộ Giáo dục và Đạo, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội quy định => Có một cơ chế cho nhà giáo không đáp ứng điều kiện về bằng cấp.
Hiện tại, Luật Giáo dục 2019 chưa có văn bản quy định chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng là một việc tốt đối với mỗi cá nhân. Trong thời gian chờ đợi văn bản quy định chi tiết về lộ trình năng trình độ chuẩn được đào tạo cũng như cơ chế dành cho các nhà giáo không đủ điều kiện về bằng cấp, chị có thể học tiếp lên để có một chế độ lương, thưởng tốt hơn.