Bàn về khái niệm "Lợi ích nhóm"

Chủ đề   RSS   
  • #512814 26/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Bàn về khái niệm "Lợi ích nhóm"

    Khái niệm về “lợi ích nhóm” chắc không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là khái niệm này lại rất thân thuộc với những anh chị em làm việc trong lĩnh vực tư pháp. Vậy nhóm lợi ích là gì? Chúng ta đã thật sự hiểu đúng bản chất về nó hay chưa? Mình xin chia sẻ quan điểm của mình trước về “lợi ích nhóm” sau đó rất mong nhận được ý kiến của mọi người để cùng nhau hiểu hơn về khái niệm tưởng quen mà lạ này.

    Với cách định nghĩa của mình "Lợi ích nhóm" hay “Nhóm lợi ích”  là nhóm vận động, nhóm áp lực xã hội là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động có thể là bất kể thủ đoạn để mục đích sau cùng là đem về lợi ích cho những người trong “nhóm”, mặc kệ “thế sự”. Hay hiểu đại loại là chỉ biết lợi cho mình, không nghĩ đến những chủ thể khác. Đặc biệt, trong các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị thì nhóm lợi ích thường dùng các biện pháp đã kể trê để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ. Nói có vẻ nghe tiêu cực, nhưng theo mình nhóm lợi ích không phải lúc nào cũng xấu như bạn nghĩ, mà khi hình thành những nhóm lợi ích đó lại thúc đẩy sự cạnh tranh, mà có cạnh tranh thì đương nhiên sẽ có phá triển. Xấu hay tốt thì nó phụ thuộc vào cái “lợi ích” mà nhóm đó hướng dến là gì thôi..

    Trong khi "nhóm lợi ích" có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, “lợi ích nhóm”, theo PGS. TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hàm nghĩa một nhóm người nào đó lấy lợi ích của nhóm mình làm trung tâm, làm mục tiêu duy nhất để hành động, xa rời lợi ích chung của đất nước, của xã hội, là chủ nghĩa ích kỷ, chỉ biết đến mình mà không đoái hoài đến lợi ích của những người liên quan.

    TS. Lê Đăng Doanh nói về lợi ích nhóm hiện nay ở Việt Nam: “Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v…”

    Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây:

    - Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn).

    - Tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó.

    - Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn.

    - Các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc v.v…

    - Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.

    Những biểu hiện trên đây của lợi ích nhóm tiêu cực đã được Đảng tổng kết thành các hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.262) và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ”.

     

     

    Đây là chữ ký

     
    15814 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526412   26/08/2019

    Cảm ơn bạn vì bái viết hữu ích. Bạn nói đúng, lợi ích nhóm không hẳn là hoàn toàn xấu, lợi ích nhóm ở mức độ phù hợp sẽ tạo ra sự cạnh tranh, đôi khi lại giảm được các hành vi không tốt vì sự dè chừng nhau giữa các nhóm lợi ích và nếu giá trị mà các nhóm lợi ích hướng đến không xấu thì cũng như chế độ đa Đảng ở các nước phương Tây vậy, chỉ cần có một hành vi không tốt được thực hiện thì lập tức sẽ bị lên án và bài trừ.

     
    Báo quản trị |  
  • #552780   26/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    "Lợi ích nhóm" tiêu cực luôn gắn với hành vi tham nhũng của những người có chức, có quyền; nghĩa là gắn với quyền lực nhà nước tạo nên "nhóm lợi ích" tiêu cực ở cấp độ cao hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, chi phối các cá nhân có thẩm quyền, ảnh hưởng đến cả các chủ trương, chính sách, quyết định của chính quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #553370   29/07/2020

    “Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” thường liên quan đến người có chức, có quyền khi có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động và cùng phân chia lợi ích. Hiểu nguyên nghĩa, thì “đó là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó”.

     
    Báo quản trị |  
  • #554036   31/07/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Đúng là lợi ích nhóm có hai mặt. Tùy vào việc xác định “nhóm” và “lợi ích” đạt được ở đây là gì để xác định lợi ích nhóm là tiêu cực hay tích cực.  Song khi đề cập đến “lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích” người ta thường nghĩ ngay đến nghĩa tiêu cực của nó chứ ít khi nghĩ đến nghĩa tích cực.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #554042   31/07/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Lợi ích nhóm

    Lợi ích nhóm hay lợi ích của một bộ phận người không còn là vấn đề xa lạ đối với bất kỳ ai. Nhưng bản chất thực sự của lợi ích nhóm là gì, tác hại của nó ra sao thì không phải ai cũng biết  nên nhiều khi biết nói sai nhung lại không thực sự hiểu về nó nên để cái sai cứ tiếp tục sai.

     
    Báo quản trị |