Bán thức ăn online: Phạt đến 15 triệu nếu không có GCN vệ sinh ATTP

Chủ đề   RSS   
  • #501933 12/09/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Bán thức ăn online: Phạt đến 15 triệu nếu không có GCN vệ sinh ATTP

    Bán thức ăn online: Phạt đến 15 triệu nếu không có GCN vệ sinh ATTP

    Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề đáng báo động khi hàng loạt những hàng, gánh, quán xá mọc như nấm,...và xu hướng tiêu dùng online cũng vì thế mà phổ biến và được lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên về chất lượng thì chưa chắc.

    Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

     

    Mà hình thức bán hàng online không thuộc trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP nêu trên. Do vậy, bạn vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh thực phẩm bắt đầu đi vào hoạt động. Nếu như các cơ sở này đã đi vào hoạt động nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ phải chịu mức phạt cảnh cáo, phạt hành chính thậm chí là phải đóng cửa cơ sở theo quy định xử phạt hành chính về vi phạm an toàn thực phẩm tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP của chính phủ.

    Theo đó mức phạt tiền cao nhất được đưa ra tại nghị định 178 là:  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng

     

    Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

    a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

    b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

    c) Sơ chế nhỏ lẻ;

    d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

    đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

    e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

    g) Nhà hàng trong khách sạn;

    h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

    i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

    k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

    Theo đó:

     - Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

    -  Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại

    Quy định mới nhất của Bộ Công Thương, từ ngày 20/1/2015, mọi hoạt động kinh doanh qua mạng sẽ phải kê khai thông tin và đóng thuế. Do đó, cơ sở kinh doanh phải cung cấp thông tin gồm: tên, trụ sở thương nhân, tổ chức hoặc tên, địa chỉ thường trú cá nhân cùng các chứng thực đăng ký kinh doanh của cá nhân. Tuy nhiên, do nhiều trở ngại trong việc xác định các cơ sở kinh doanh online nên cho đến thời điểm này Sở Công Thương vẫn chưa thể triển khai việc quản lý kinh doanh qua mạng nói chung và quản lý kinh doanh thực phẩm trên facebook nói riêng.

    Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hoàn cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động thì rủi ro rất cao. Cách tốt nhất trước khi bước vào kinh doanh bạn hãy chuẩn bị thật tốt các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà pháp luật quy định. 

    Chính vì thế mà các chủ bán hàng online không nên bỏ qua khâu chứng nhận VSATTP để khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng.              

     

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 12/09/2018 02:46:32 CH
     
    2648 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận